Scandal cầu lông Olympic: Trách ai, ai trách?

Thảo luận trong 'Tin Tức Cầu Lông' bắt đầu bởi papi_iloveyou, 4/8/12.

  1. papi_iloveyou

    papi_iloveyou
    VĐV Chuyên Nghiệp

    Nội dung cầu lông đôi nữ Olympic 2012 đã xác định những cái tên vào chơi trận chung kết, nhưng những vụ lùm xùm về các VĐV bị loại vì thái độ thi đấu vẫn đang được mổ xẻ, bàn ra tán vào suốt mấy ngày qua.Trách ai?Án phạt được đưa ra, 8 VĐV bị cấm thi đấu, nhưng những người bị “ném đá” nhiều nhất chỉ là cặp đôi của Trung Quốc. Họ thừa nhận mình đã chơi không đẹp, nhưng lại đổ lỗi cho Liên đoàn cầu lông thế giới và ban tổ chức vì cách làm mới thể thức thi đấu. Một số người khác lại chỉ trích các HLV, vì áp lực thành tích mà bắt các học trò của mình “diễn kịch". Vậy lỗi thật sự của ai?[​IMG]
    8 VĐV bị loại vì thi đấu không trung thực

    Đầu tiên là việc Olympic chia bảng đấu cho các cặp, một thể thức thi đấu hoàn toàn mới. Có thể nó làm phát sinh những vấn đề tiêu cực như đã xảy ra, nhưng cơ bản nó tạo ra nhiều cơ hội hơn cho những cặp đôi không quá mạnh. Thể thức cũ, đấu loại trực tiếp ngay từ vòng đầu tiên không thể tạo ra sức cạnh tranh và hấp dẫn như chia bảng. Vấn đề nữa, tất cả các nội dung khác của môn cầu lông đều chơi theo thể thức này, tại sao không có ai phàn nàn? Và cũng chẳng có vấn đề gì xảy ra. Rõ ràng, việc đổ lỗi cho liên đoàn là cách trốn tránh trách nhiệm duy nhất dành cho các VĐV bị loại và HLV của họ.Yu Yang, một trong những tay vợt bị loại, còn “già mồm” hơn, khi nói cô không làm gì sai, mà chỉ làm theo chỉ đạo của huấn luyện viên, cũng như lãnh đạo đội tuyển cầu lông Trung Quốc. Ngay bản thân cô cũng nghĩ, chẳng việc gì phải tốn sức vào một trận đấu không còn ý nghĩa và nên tập trung tìm kiếm con đường tốt nhất đến trận chung kết.[​IMG]
    Yu và Wang bàn "chiến thuật"

    Thật tiếc cho ai có cùng suy nghĩ này, đành rằng Olympic hiện đại đã trở nên khắc nghiệt và nhiều toan tính hơn, nhưng những giá trị tinh thần thể thao của nó vẫn còn nguyên. Sau khi bị loại, Yu đã quyết định giải nghệ và “tạm biệt môn cầu lông mà tôi yêu”. Vâng, cô ấy yêu cầu lông, nhưng chính cô lại xúc phạm tình yêu của mình. Một tình yêu thực sự không bao giờ có chỗ cho những toan tính vụ lợi. Nên nhớ, dù chỉ đạo là của HLV, thì quyền thực hiện hay không lại thuộc về các VĐV, những người trực tiếp đánh cầu trên sân đấu.Nếu Yu yêu cầu lông, cô sẽ không chấp nhận một thất bại “nhục nhã” và lố bịch như vậy. Cô và Wang Xiaoli là cặp đôi số một thế giới, đã liên tục phát cầu nhằm thẳng vào lưới, cầu rơi trong sân thì bỏ qua, cầu bay ra ngoài thì lại cố đỡ bằng được, cả 2 làm đủ trò để thua càng nhanh càng tốt. Dùng cách đấy để chiếm lợi thế cho riêng mình, có khác gì những VĐV chấp nhận tiêm doping vào người để tăng khả năng giành huy chương? Chưa kể đường đường là đôi mạnh nhất, mà lại tìm cách thua để thắng cho dễ, nghe thật hài hước.[​IMG]
    Cô yêu cầu lông nhưng lại chơi xấu đến mức trọng tài phải nhắc nhở vài lần

    Có đến 4 cặp vận động viên bị loại vì gian dối, nhưng tại sao tất cả chỉ trích lại hướng về bộ đôi của Trung Quốc? Thứ nhất, Yu Yang và Wang Xiaoli là kẻ đầu têu, khiến cặp đôi Hàn Quốc phải làm theo. Thứ hai, cặp đôi của Indonesia và 2 cặp đôi của Hàn Quốc đã lên tiếng xin lỗi và hứa không tái phạm, còn Yu thì đổ lỗi loanh quanh và chốt lại là “ừ thì phạt, đây đếch thèm chơi nữa”.Ai trách?Không kể đến BWF, liên đoàn cầu lông thế giới, thì cũng có khá nhiều người ủng hộ “cách chơi” của Yu và Wang, nhưng đó đa số là những người Trung Quốc. Nói đa số nhưng tỉ lệ cũng chỉ là 70-30, tức là vẫn có đến 30% người phản đối. Điều này đương nhiên bị chi phối bởi cái gọi là “tinh thần dân tộc”, người hâm mộ Trung Quốc cố gắng chỉ nhìn vào điểm tích cực nhất, đó là Yu và Wang đang làm mọi cách để giành HCV về cho đội nhà.[​IMG]
    Không rõ dư luận trong nước sẽ thế nào nếu Tiến Minh "chơi" như cặp đôi người Trung Quốc.

    Giả sử, đặt Tiến Minh vào trường hợp này, hẳn nhiên sẽ có kha khá người Việt Nam tấm tắc khen anh là “anh hùng biết thời thế”. Nhưng, số còn lại và cả các nước bạn nữa có thể “chửi” chúng ta bạc nhược, hèn yếu, và không tự tin vào chính mình. Trung Quốc cũng vậy, dù đã thống trị Bắc Kinh 2008 và được công nhận là một cường quốc thể thao, nhưng có vẻ như trong sâu thẳm tiềm thức của mình, họ vẫn còn tự ti lắm.Trong các môn thể thao khác, các VĐV vẫn thường xuyên dùng tiểu xảo để chiếm lợi thế, đó là chuyện bình thường, vì nó là tiểu xảo. Cứ hiểu nôm na như thế thì cách Yu và Wang dùng phải gọi là “đại xảo”, vừa không fairplay, vừa lộ liễu, làm sao mà thoát khỏi búa rìu dư luận thế giới.Như đã nói ở trên, có 30% số người quan tâm phản đối chuyện của Yu và Wang, trong số đó có cả những lãnh đạo thể thao cấp cao của Trung Quốc, những người hứa sẽ phạt nặng bộ đôi này và các huấn luyện viên của họ. Có thể chính các lãnh đạo này là những người đứng đằng sau giật dây tất cả, nhưng án phạt vẫn sẽ được đưa ra. Phải phạt thôi, vì Trung Quốc đâu muốn có thêm một “vết nhơ” nữa - trên khuôn mặt của mình – trong mắt bạn bè quốc tế.
    Tags:

Chia sẻ trang này

Đang tải...