Trong căn phòng trọ hơn chục mét vuông bên đường Phạm Ngũ Lão (TP Cần Thơ), cựu nữ VĐV cầu lông Trần Kim Tuyết chia sẻ đoạn đời VĐV đầy đam mê và sự thất vọng tiếp nối, sau khi ăn xong hộp cơm cũng là bữa duy nhất trong ngày. Đam mê thuở nhỏ Cựu VĐV cầu lông Trần Kim Tuyết sinh năm 1982, ở thị trấn Mỹ Luông (Chợ Mới, An Giang), con út trong gia đình nghèo có sáu anh chị. Các anh chị phần lớn đã có gia đình riêng và cuộc sống ổn định. Cuộc sống của cha mẹ ở nhà dựa vào sạp bán tạp hóa nhỏ và cha đi làm thuê. Từ nhỏ, chị đã ấp ủ ước mơ trở thành một VĐV cầu lông thi đấu đỉnh cao. “Thấy con mê chơi đánh cầu quá, lúc nào rảnh nó chơi suốt ngày. Thương con nên vợ chồng tui đành chiều”, cha của chị là ông Trần Mộng Hùng cho biết. Niềm đam mê được cha mẹ ủng hộ nên Tuyết không ngừng tập luyện. Năm 1996, đang học lớp 8, Tuyết được Sở TDTT tỉnh An Giang tuyển chọn thi đấu Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc tổ chức tại Hải Phòng, tiếp đó là Hội khỏe Phù Đổng năm 2000. Cuối năm 2000, tròn 18 tuổi, Tuyết rời quê xuống Cần Thơ vừa học trung cấp kế toán vừa tham gia thi đấu cho Cần Thơ tại ĐH TDTT toàn quốc cùng nhiều giải đấu khác. Trong thời gian này Tuyết cũng kiếm thêm thu nhập bằng việc làm trọng tài môn cầu lông, dạy thêm ở các trường tiểu học trong thành phố. Số giải thưởng môn cầu lông chị đoạt được rất nhiều. Chị Tuyết nhớ lại: “Lúc đó, mở ra trước mắt tôi cơ hội để thay đổi cuộc đời, tôi nghĩ cứ nỗ lực thì sẽ không còn sống trong cảnh nghèo khổ, sẽ trở thành một VĐV có danh tiếng”. Thất nghiệp “Ngoại hình nhỏ nhắn nhưng Tuyết rất nhanh nhẹn và bản lĩnh, nhất là tự tin, tôn trọng đối thủ và luôn thi đấu hết mình để giành chiến thắng”, một đồng đội cũ của chị Tuyết là chị Hoa, nay đang dạy cầu lông ở Sở TDTT tỉnh Vĩnh long, nhận xét. Chị Hoa nói thêm, cuộc sống của các VĐV cầu lông đều vất vả nhưng hiện nay, chị Tuyết là người giỏi và long đong lận đận hơn cả. [TABLE="align: right"] [TR] [TD] Chị Thúy Anh, đồng đội đánh đôi với chị Tuyết, chia sẻ: “Tuyết rất đam mê cầu lông, đánh hết mình. Nhưng cầu lông thì dù giành được thành tích cao, xong giải ai về nhà nấy. Phần lớn các đồng nghiệp giải nghệ, người đi bán vé số, người lấy chồng, người đi làm mướn. Bản thân tôi sau gần bốn năm tìm việc mới xin được việc làm đắp đổi qua ngày, sống cảnh nhà trọ”. [/TD] [/TR] [/TABLE] Giờ đây, trong căn phòng trọ chật hẹp, chị Tuyết đang thất nghiệp, cay đắng suy nghĩ không biết xoay xở thế nào để kiếm tiền sinh sống và còn thực hiện khát vọng giúp đỡ cha mẹ ở quê nhà. Chị tâm sự: “Đôi lúc nghĩ lại, tôi buồn vô hạn, tiếc nuối cho những đam mê tuổi trẻ của mình. Giờ đây, tôi chỉ mong sao tìm được một việc làm”. Với tấm bằng trung cấp kế toán, chị đã đi từ công ty này đến xí nghiệp khác, cơ quan này đến cơ quan nọ, nhờ những người quen biết cùng thời đánh cầu lông trước kia giúp đỡ nhưng chẳng được gì. Cứ thế hết ngày này đến ngày khác, đến đâu ai cũng lắc đầu là đủ người rồi. Hằng tháng trời, tiền ngày càng cạn, lúc đầu mỗi ngày còn ăn hai bữa cơm hộp nhưng gần đây, một ngày chị chỉ còn tiền ăn một hộp vào bữa chiều, còn bữa trưa nhịn. Mới đây, ngày 9/1, nhờ một người quen giới thiệu, chị được vào thử việc ở một cửa hàng điện thoại di động ở đường Mậu Thân (TP Cần Thơ). Tuần đầu thử việc, không có lương. Nếu thử việc đạt yêu cầu, được nhận vào làm việc, chị mới được nhận lương tháng 1,8 triệu đồng. “Dù nhịn ăn uống thì tiền nhà trọ một tháng cũng vẫn tốn 700.000 đồng, chưa tính điện, nước. Nhiều hôm, nửa đêm đói bụng, không ngủ được nhưng trong phòng chẳng có gì cả, một sợi mì cũng không có. Phải chi hồi đó lo học hành mà đừng quá đam mê lao theo cầu lông”, Tuyết thở dài. Theo Tiền phong Xem thêm: cầu lông, VĐV Tin tức gần đây Becamex dốc tiền tỷ đầu tư cho Hoàng Nam Trở thành tuyển thủ Quốc gia nhờ trượt đại học Sài Gòn XT bán dàn sao cho Hải Phòng Saigon Heat có chiến thắng đầu tay trước đội ĐKVĐ XM Xuân Thành Sài Gòn đổi tên để đá AFC Cup
cái này cũng không đúng lém! nếu tài năng như thế thì đã k có hoàn cảnh như thế! có lẽ tài năng của chị chưa đủ và một phần do nền thể thao nước nhà còn yếu kém!