Luật thi đấu cầu lông quốc tế (P3)

Thảo luận trong 'Lịch Sử, Luật Thi Đấu & Kiến Thức Cầu Lông' bắt đầu bởi dhq2608, 14/5/13.

  1. dhq2608

    dhq2608
    Super Moderator

    PHẦN II : PHỤ LỤC


    1. GIỚI THIỆU


    1.1. “Lời khuyên đối với người điều khiển trận đấu” được IBF xuất bản với mong muốn để đạt tới chuẩn mực về điều khiển trận đấu ở tất cả các nước và phù hợp với các nguyên tắc của nó.
    1.2. Mục đích để giúp các trọng tài điều khiển trận đấu công bằng, kiên quyết để đảm bảo điều đó, luật phải được thực hiện. - Những lời khuyên này cũng giúp trọng tài phát cầu và trọng tài biên thực hiện bổn phận của họ một cách tốt nhất. Tất cả các trọng tài phải nhớ rằng trận đấu vì các đấu thủ.


    2. TRỌNG TÀI VÀ CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA HỌ


    2.1. Trọng tài chính làm việc dưới quyền của Tổng trọng tài (trách nhiệm của trọng tài chính khi vắng mặt tổng trọng tài).
    2.2. Trọng tài giao cầu được chỉ định do Tổng trọng tài, có thể do trọng tài chính chỉ định thông qua tổng trọng tài.
    2.3. Trọng tài biên cũng do Tổng trọng tài chỉ định, có thể do trọng tài chính chỉ định thông qua tổng trọng tài.
    2.4. Kết quả cuối cùng là tỉ số thực tế mà các trọng tài phải chịu trách nhiệm.


    [​IMG]

    3. TRỌNG TÀI CHÍNH CẦN LƯU Ý


    3.1. Trước trận đấu:
    3.1.1. Nhận hộp số từ tổng trọng tài
    3.1.2. Đảm bảo: mọi phương thức ghi điểm được công nhận.
    3.1.3. Kiểm tra vị trí cọc (so với đường kẻ) và dây buộc đúng vị trí.
    3.1.4. Kiểm tra lưới, cọc về chiều cao, đảm bảo có sự chênh lệch về độ cao giữa 2 đầu lưới.
    3.1.5. Chắc chắn rằng không có bất kỳ luật địa phương nào ảnh hưởng tới trận đấu.
    3.1.6. Đảm bảo trọng tài giao cầu và biên biết rõ trách nhiệm của họ và vị trí trên sân (phần 5 và 6).
    3.1.7. Đảm bảo cầu đạt tiêu chuẩn (điều 4) luôn có sẵn cho trận đấu để tránh làm ảnh hưởng đến trận đấu.
    3.1.8. Thông báo với tổng trọng tài hoặc quan chức có trách nhiệm về sự vi phạm quy tắc trận đấu về quảng cáo hoặc màu sắc quần áo.
    3.2. Bắt đầu trận đấu, trọng tài chính:
    3.2.1. Đảm bảo việc bốc thăm công bằng, cả 2 bên đều chọn đúng (quy định) Điều 8.
    3.2.2. Ghi nhớ, trong đấu đôi, tên của người bên phải sân khi bắt đầu trận đấu (phải ghi nhớ ở đầu mỗi hiệp), để có thể kiểm tra bất cứ lúc nào vị trí đúng của các đấu thủ.
    3.2.3. Trong cuộc đấu:
    Thông báo trận đấu như sau:
    “Thưa quý ông và quý bà, đây là trận bán kết (hoặc chung kết) của trận đấu đơn nam,….” Giữa… và …“bên phải tôi là X và bên trái tôi là Y (có chỉ sang phải và trái) X giao cầu” (Trong đấu đồng đội) “Đây là trận đấu đơn đầu tiên (hoặc v.v… của (ví dụ) Thomas Cúp giữa “A” và “B” (tên nước).
    Bên phải là “A” người đại diện là X và bên trái “B” người đại diện là Y (chỉ sang phải, sang trái nói). A giao cầu, 0 - đều, bắt đầu (sau đó chỉ nhắc tên đội, ví dụ “A” và “B” hơn là tên người chơi X và Y”. Trong đấu đôi, để nhận diện bên giao cầu và nhận cầu “bên phải là A tên W và X, bên trái là B tên Y và Z, A giao cầu, X giao cầu cho Y, 0 – 0, bắt đầu”.
    3.3. Trong suốt trận đấu, trọng tài chính sẽ ghi và thông báo điểm.
    3.3.1. Luôn thông báo điểm bên giao trước.
    3.3.2. Trong đấu đơn, khi người giao đánh hỏng sẽ thông báo: “Đổi giao cầu”. Điểm thông báo theo người giao mới.
    3.3.3. Đấu đôi, đầu trận đấu sẽ thông báo, điểm của người giao cầu đầu, nếu người giao cầu đầu mất quyền giao cầu (bị hỏng) sẽ thông báo: “Đổi giao cầu” và thông báo điểm theo người giao cầu mới và khi người số 1 mất quyền giao cầu, thông báo điểm và tiếp theo là: “Đổi tay 2” tiếp tục là người thứ 2. Khi 1 bên mất quyền giao cầu sẽ thông báo: “Đổi giao cầu” thông báo điểm theo người giao mới.
    3.3.4. Khi 1 bên đạt 14, hoặc đơn nữ là 10, sẽ thông báo lần đầu tiên và duy nhất trong mỗi hiệp là “điểm chốt” hoặc “điểm cuối cùng”. Khi thích hợp, trong trường hợp chọn thêm điểm thắng thua và sau khi chọn điểm sẽ thông báo 1 lần nữa.
    3.3.5. Lúc thích hợp, hỏi bên thích hợp. “Bên A có chọn điểm không?”. và nếu câu trả lời đồng ý, sẽ thông báo: “Đánh thêm…điểm, 0 – 0 (và tay 2 giao cầu), nếu thích hợp hoặc, nếu câu trả lời là không đồng ý, sẽ thông báo: “Không đánh thêm điểm”.
    3.3.6. Cuối mỗi hiệp, luôn thông báo tỷ số cuối cùng của hiệp. Khi thích hợp là lúc bắt đầu nghỉ (Điều 18.2). Sau khi kết thúc mỗi hiệp, thông báo: “Hiệp đấu thắng…tên, hoặc đội (tỷ số) hoặc nếu là hiệp kết thúc trận đấu: “Trận đấu thắng bởi (tên hoặc tên đội)…(tỷ số).
    3.3.7. Để bắt đầu hiệp thứ 2, sẽ thông báo: “Hiệp 2, 0 – 0 bắt đầu”.
    3.3.8. Nếu là hiệp thứ 3. “Hiệp cuối cùng” ngay sau khi thông báo Điều 3.3.6. Nếu 5 phút nghỉ được đòi hỏi, thông báo: “5 phút nghỉ”. Sau 3 phút, thông báo: (Nếu thích hợp, còn 2 phút, nhắc lại thông báo). Sau 4 phút, thông báo: (nếu thích hợp, còn 1 phút nhắc lại thông báo). Bắt đầu hiệp 3, thông báo: “Hiệp cuối cùng, 0 – 0 bắt đầu”.
    3.3.9. Trong hiệp thứ 3, thông báo tỷ số khi đổi sân, khi 1 bên dẫn tới 6 hoặc 8 (Điều 10.1.3). Khi đổi sân, tỷ số được nhắc lại và “bắt đầu”. 3.3.10. Cuối trận đấu, ngay lập tức đưa kết quả trận đấu lên tổng trọng tài.
    3.4. Nếu trọng tài giao cầu được chỉ định, trọng tài chính đặc biệt chú ý tới người nhận.
    3.5. Trọng tài chính luôn nhìn về trọng tài biên khi cầu rơi xuống gần vạch, khi cầu ra ngoài sân. Trọng tài biên hoàn toàn chịu trách nhiệm quyết định.
    3.6. Trong suốt trận đấu trọng tài chính sẽ:
    3.6.1. Nếu có thể, thông báo cầu tốt hoặc xấu trước mỗi khi quyết định điểm.
    3.6.2. Khi cầu rơi ngoài sân, nếu trọng tài biên vắng mặt hoặc không nhìn thấy, trọng tài chính sẽ thông báo “ngoài” trước khi thông báo tỷ số.
    3.7. Trong suốt quá trình trận đấu, trọng tài chính sẽ sử dụng ngôn ngữ chuẩn trong phụ lục 4 của luật cầu lông.
    3.8. Trong quá trình thi đấu, những lỗi có thể phạm và cách giải quyết như sau:
    3.8.1. Một đấu thủ đang thi đấu trượt chân qua lưới hoặc ném vợt vào phía đối phương sẽ phạm lỗi (Điều 15.6.2)
    3.8.2. Một đấu thủ đang thi đấu hét tovới người cặp đôi về việc đánh cầu, làm đối phương lúng túng. Trọng tài thông báo “hỏng” v.v…coi như 1 sự rối loạn.
    3.8.3. Việc hướng dẫn trong quá trình trận đấu từ ngoài sân bị cấm. Nếu trọng tài chính không điều khiển được, trọng tài ra thông báo: “đã can thiệp”.
    3.8.4. Đấu thủ đang thi đấu có thể ra sân lau tay v.v… điều này có thể được chấp nhận, nhưng nếu 1 bên sẵn sàng chơi, bên phòng thủ có thể nhắc nhở rằng rời sân cần được sự đồng ý của trọng tài (Điều 18.5.2) và nếu cần thiết, Điều 18.8 có thể được áp dụng.
    3.8.5. Thay đổi cầu trong trận đấu có thể là không công bằng. Nếu cả 2 bên đồng ý đổi sẽ không có ý kiến của trọng tài. Nếu chỉ 1 bên muốn đổi cầu, trọng tài sẽ quyết định và có cầu đúng tiêu chuẩn nếu cần thiết.
    3.8.6. Điều 18.8. Chạm 2 lần sẽ bị bắt lỗi. Trong đánh đôi chỉ 1 người chạm cầu thì không phải là lỗi.
    3.9. Đấu thủ đang thi đấu không rời sân nếu trọng tài không cho phép.
    3.10.Đấu thủ bị thương, hoặc ốm trong khi đấu cần phải được xử lý một cách cẩn thận và linh hoạt. Trọng tài chính phải quyết định vấn đề càng nhanh càng tốt. Bình thường không được làm khó dễ (Điều 11.1.1 và 18.4 được áp dụng thích hợp).
    3.11.Nếu trận đấu bị điều chỉnh, nói: “Trận đấu tạm dừng” và ghi lại tỷ số, người giao cầu, người nhận… Khi tiếp tục: “Đã sẵn sàng chưa?”. Thông báo tỷ số (và, nếu thích hợp, “tay 1” và “bắt đầu”).
    3.12. Quả cầu có tốc độ gây trở ngại sẽ bị vứt bỏ.
    3.13. Đạo đức thi đấu.
    3.13.1. Ghi vào biên bản và thông báo tới Tổng trọng tài mọi hành vi vi phạm về lỗi đạo đức của đấu thủ và hình thức xử lý.
    3.13.2. Trong trường hợp đấu thủ vi phạm vào lỗi đạo đức ở giữa hai hiệp, trọng tài chính có thể đưa ra quyết định kỷ luật vào đầu của hiệp tiếp theo.
    3.13.3. Khi đấu thủ vi phạm vào các điều 18.4; 18.5 và 18.7 sẽ bị nhắc nhở (điều 18.8.1). Trọng tài chính yêu cầu người vi phạm vào lỗi này đến gặp bằng khẩu lệnh “Lại đây” và tuyên bố cảnh cáo: “……….(tên của người vi phạm) bị cảnh cáo về lỗi đạo đức”. Đồng thời tay phải của trọng tài chính cầm thẻ vàng giơ thẳng lên cao (phía trên đầu).
    • Sau khi người vi phạm đã bị trọng tài chính cảnh cáo về lỗi đạo đức theo điều 18.8.1, nhưng lại tái phạm sẽ bị phạt lỗi (có thể mất quyền phát cầu hoặc đối phương được 1 điểm). Trọng tài chính yêu cầu người vi phạm đến gặp bằng khẩu lệnh “Lại đây” và tuyên bố: “………(tên của người vi phạm) phạm lỗi về đạo đức”. Đồng thời tay phải của trọng tài chính cầm thẻ Đỏ giơ thẳng lên cao (phía trên đầu).
    • Sau khi đấu thủ vi phạm đã bị trọng tài chính phạt lỗi về đạo đức (Điều 18.8.2), nhưng vẫn tiếp tục cố tình vi phạm theo Điều 18.8.3. Ngay lập tức tay phải của trọng tài chính giơ thẳng lên cao (phía trên đầu) đề nghị báo cáo cho Tổng trọng tài về việc xin truất quyền thi đấu của người vi phạm. Khi tổng trọng tài chấp thuận, tay phải của trọng tài chính sẽ cầm thẻ Đen giơ thẳng lên cao (phía trên đầu) và tuyên bố: “……….(tên của người vi phạm) bị truất quyền thi đấu về lỗi đạo đức”.
    3.14. Trong khi điều hành trận đấu, khi cần phải xin ý kiến của tổng trọng tài, trọng tài chính sẽ giơ thẳng tay phải lên cao (phía trên đầu).
    Tags:
    towClouts thích bài này.
  2. nguynthi

    nguynthi
    Mới Tập Cầu Lông

    > . <

Chia sẻ trang này

Đang tải...