Để góp phần cho những đòn tấn công sau này hoặc ghi điểm trực tiếp thì phát cầu là kỹ thuật không thể thiếu. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các cách phát cầu. 1, Kỹ thuật giao cầu có thể phân loại theo ít nhất là ba yếu tố sau: - Tuỳ theo điểm rơi của trái cầu: giao cầu dài, giao cầu ngắn. - Tuỳ theo đường đi của trái cầu: giao cầu cao, giao cầu thấp. - Tuỳ vào cách cầm vợt lúc giao cầu: giao cầu thuận tay, giao cầu trái tay. Sự phối hợp của ba yếu tố trên đưa đến nhiều cách thức giao cầu khác nhau. Ở mức độ ... nghiệp dư, chúng ta sẽ xem xét hai cách giao cầu tuỳ theo điểm rơi của trái cầu: giao cầu dài và giao cầu ngắn. Kỹ thuật giao cầu dài (long serve): là cách giao cầu tạo điểm rơi của trái cầu ở phía sau lưng của đối thủ, càng sát về giới hạn cuối sân càng tốt. Tuỳ theo trường hợp đánh đơn hay đánh đôi, điểm rơi hợp lệ của giao cầu dài (vùng INSIDE) sẽ có những mức giới hạn cuối sân khác nhau. Xem hình: Giới hạn giao cầu dài khi đánh đơn Giới hạn giao cầu dài khi đánh đôi Clip hướng dẫn giao cầu dài Khi nào dùng kỹ thuật giao cầu dài? - Thường dùng trong đánh đơn để đẩy đối thủ ra xa về cuối sân. - Khi muốn dồn ép đối thủ có sức trả cầu yếu, hay đối thủ đã bị ... xìu vì hết ... pin! 2, Giao cầu ngắn (short serve, low serve): là kỹ thuật giao cầu tạo điểm rơi của trái cầu ở phía trước mặt của đối thủ, trong vùng INSIDE và càng sát lằn ranh giới hạn phía SHORT càng tốt. Chú ý là lằn ranh giới hạn phía SHORT hợp lệ cho giao cầu ngắn này áp dụng chung cho cả hai trường hợp đánh đơn và đánh đôi. Có hai cách giao cầu ngắn: giao cầu ngắn thuận tay (forehand short serve) và giao cầu ngắn trái tay (backhand short serve). Backhand short serve (giao cầu ngắn trái tay) Forehand short serve (giao cầu ngắn thuận tay) Khi nào dùng kỹ thuật giao cầu ngắn? - Thường dùng trong kỹ thuật đánh đôi để hạn chế sức tấn công của đối thủ và hy vọng có thể giành được quyền tấn công trước, khi đối thủ buộc phải trả cầu cao lên. - Khi đối thủ đứng nhận giao cầu khá xa vạch mức chữ T.