Căn bản của cú đánh thuận tay: * Cách cầm vợt: dùng cách cầm chữ “V”. * Giai đoạn chuẩn bị: Tư thế đánh đứng nghiêng, chân phải đưa ra sau, trọng lượng tựa lên chân phải, cùi chỏ đưa sau lưng và cong lại. * Giai đoạn đập: Đưa trọng lượng thân người từ sau ra trước, kéo đầu vợt xuống lưng trước khi quật tới trước, bắp tay duỗi ra và xoáy quanh trục xương. Lúc chạm cầu, đầu vợt thẳng góc với quỹ đạo vợt (lúc chạm cấu, hướng của mặt vợt và sức mạnh quyết định dạng đánh của cú thuận tay : đập gõ, phong cầu hay đập ghim) * Giai đoạn hồi động: sau khi đánh, tiếp nhận trọng lượng người trên chân trái (vai phải chồm tới trước), dùng sức trớn và năng động của động tác để bước một bước tới trước, và hướng đầu vợt trên cao, sẵn sàng nhào lên lưới đánh. Điểm chính yếu: * Dùng tối đa những trục của thân người và độ quay quanh những khớp xương: vai, cùi chỏ và cổ tay trong một động tác trôi chảy. Sức quật phải được lấy từ cử động xoáy quanh trục xương của bắp tay, và nhất là dùng sức trớn của người quật từ sau ra trước. * Lúc nào cũng đập cầu trước mặt, và nếu cần nên nhắm quả cầu bằng tay trái, ngón chỉ thẳng vào cầu. * Phải tìm cách điều chỉnh khoảng cách giửa thân người và trái cầu, để làm sao lúc chạm cầu, nguyên cánh tay phải thẳng băng. Điểm sai thường gặp: * Quá cố gắng dùng sức nhờ cổ tay và trong sự bạo tàn của cách đập: cú đánh lỡ nhịp, không mạnh, và người đánh mất sức. * Cơ tay quíu khi cầm vợt, động tác không linh động, và mất công sức. * Người gần cầu quá, cú sẽ không mạnh. * Người đánh không dùng động tác bật người từ sau ra trước, hoặc người không nghiêng khi đập. * Người đánh không theo động tác để bước gần lưới. Mất lợi thế của cú đập và đối phương lấy lại được tình thế cân bằng. * Mỗi dạng đập có một tư thế sữa soạn khác nhau, đối phương đoán được cú đánh và đường cầu. Chiến thuật cú thuận tay: Điểm trọng yếu là chỉ có một tư thế sữa soạn thuần nhất mà thôi cho tất cả mọi cú: Phong cầu ra cuối sân, đập gõ, đập ghim, vụt ngang, đập vuốt ngược… Phải nhớ đánh cầu sớm khi cầu còn ở trên cao. Cú đập ghim (Smash): * Là cú đập dứt điểm. Vì vậy, người đánh phải biết ước lượng sức trả cầu của đối phương để biết mình sẽ dùng cú đập ghim hay không. Tùy theo trường hợp, bạn sẽ chọn hướng đập thẳng, đập chéo, hay đập ngay vào người đối phương. * Cú đập thẳng là cú đánh thường xuyên vì đối phương có ít thời giờ để đối phó. Nhảy lên khi đập sẽ mở nhiều góc sân cho bạn đập vào, và sức đập sẽ mạnh hơn nhưng cú đập nhảy đòi hỏi một thể lực ở trình độ cao. * Đánh đôi: việc trả cầu được dễ dàng hơn. Vì vậy người đập không nên đánh liên tục hơn 3 cú đập ghim. Phải biết xen kẽ những cú phong cầu thẳng, hay đập gõ rồi lên lưới, rồi cho người đánh chung thay thế tiếp tục tấn công. Làm sao nâng cao cách đánh? - Giai đoạn 1: tập tư thế sửa soạn cú đánh - Giai đoạn 2 : tập cách đập với động tác dẻo và trôi chảy, lướt nhanh: cơ tay không quíu và biết tận dụng sức quật dựa vào cách xoáy quanh trục xương bắp tay. - Giai đoạn 3 : tập bộ pháp hồi động và theo trớn bước lên lưới. Sưu tầm.