[h=1]Xin chào mọi người, sau đây mình giới thiệu cho mọi người đôi nét về khí công và phương pháp tập.[/h][FONT=Abril+Fatface]Những điều cần chú ý khi luyện Khí Công: 1. Buông lỏng: Khi mới tập thì hơi khó để thả lỏng các cơ bắp hoàn toàn . Một chiếc khăn khi các bạn đặt lên bàn thì nó đã không phải ở trạng thái thả lỏng mà là bị lực tay của bạn đặt nằm lên bàn . Bây giờ cũng đặt chiếc khăn lên bàn, nhưng các bạn hãy nâng cao hơn một chút và thả cho chiếc khăn tự rơi xuống bàn, khi nó đã nằm trên bàn thì chính là tư thế tự nhiên của nó . Việc thả lỏng cơ thể cũng như việc buông chiếc khăn, nhẹ nhàng tự nhiên, không gò bó . 2. Bài trừ tạp niệm: Cái này còn khó hơn buông lỏng cơ thể rất nhiều, phải tập trong một thời gian khả dĩ bạn mới đạt được trạng thái buông lỏng tinh thần này . Hãy nhắm mắt, tập trung vào việc thở ra hít vào tránh không nghĩ tới bất cứ việc gì khác …………. hơi khó phải hông 3. Kiên nhẫn: Luyện Khí Công thì cần sự kiên nhẫn, người có sức kiên nhẫn càng cao thì trình độ đạt được càng cao . Dục tốc không những bất đạt mà còn nguy hiểm nữa . Hãy tuần tự theo từng giai đoạn, có xây nền móng vững chắc rồi mới dựng cột làm vách . Trước khi tập các bạn nên uống chút nước, tắm rứa hay làm vệ sinh trước khi tập cũng sẽ giúp cho quá trình tập dễ dàng hơn nhiều . Không nên tập sau khi ăn no hay khi đang đói . Lúc mới tập cần tránh nơi ồn ào. Khí công tĩnh Tư thế: Nằm ngửa, có thể kê gối hay không tùy ý, hai chân duỗi thẳng, hai tay đặt xuôi theo thân người, hai mắt hơi khép, miệng ngậm tự nhiên . Thả lỏng tất cả các cơ bắp, hãy tưởng tượng như là một chiếc khăn rơi nhẹ xuống mặt bàn, không dùng một chút nào hết . Hai hàm răng khẽ chạm vào nhau (cái này tùy vào hình thể của mỗi người, nhưng thường khi thả lỏng các cơ của miệng thi hai môi và hai hàm răng hơi chạm nhau), lưỡi đụng vòm miệng, cơ thả lỏng . Có nhiều người khi viết sách hay cường điệu hóa lên, thí dụ khi muốn nói hoàn toàn thả lỏng thì lại nói “Thả lỏng tối đa” …………. đã thả lỏng làm sao mới biết được lúc nào là tối đa, vô hình chung lại biến thành gượng ép, mà đã gượng ép thì không còn đạt được trạng thái thả lỏng nữa Hô Hấp: Hít vào thở ra bằng mũi, theo nhịp điệu thường ngày của việc hô hấp, nhưng bây giờ dùng ý chí điều khiển cho hơi thở nhẹ nhàng và đều đặn . Có thể đếm để điều chỉnh thời gian thở lúc đầu : Hít vào 1….2….3…..4, giữ hơi 1…..2, thở ra 1…..2……3……4 Cách dẫn khí: bắt đầu từ mũi–> ấn đường(chân lông mày gần mũi)–>bách hội(đỉnh đầu)–đốt xương cổ thứ 3 –>xương sống dôt thứ 7–> dôt sống thắt lưng–> xương cụt–>gần mệnh môn(gần rốn)–> rốn–>đan điên ( giữ khí) sau đó thả khí cảm nhận khí đcj xả ra theo tay và chân(nếu ngồi là tay) Đây là ca quyết (hay gọi là khẩu quyết)của cách luyện công: Cao chẩm sàng thượng ngọa Thể thái yếu thư tung Hô hấp nhu tự nhiên Mặc tưởng tĩnh dữ tung Hấp thời tưởng tịnh tự Hô khí khước tưởng tung Tung tự tâm trung niệm Cơ nhục đồng thời tung Trên tung đầu hạng tý Tái tung phúc dữ hung Tùy hậu tung yêu bối Thoái túc tôi hậu tung Phục tra tam biên hậu Toàn thân đô phóng túng Ngũ tạng dữ lục phủ Biệc giác thỉ dữ tung Hô hấp quân tế định Ý thủ tiểu phúc trung Thử thời tâm nhập tĩnh Tự thùy phi thùy trung Lịch thời phiến khắc hậu Khởi lai tái hoạt động Thử pháp cần cần luyện Nhật cửu khả kiến công Mỗi ngày tập khoảng 3-4 lần, khi mới tập thì mỗi lần tập khoảng 15-20 phút, sau dó thì tăng dần lên Khoảng vài tháng sẽ bắt đầu thấy có hiệu quả . Nhớ là phải tập thường xuyên mỗi ngày. Động khí công Phương pháp này khá phức tạp nên các bạn cần phải đến trung tâm để luyện tập để đạt hiệu quả cao nhất. [/FONT]
Luyện mục số 2 còn có thể giúp tăng phản xạ nữa đó, cái này hồi trước thầy dạy võ mình chỉ . Mỗi ngày mà luyện được 30' thế này là có duyên với Phật pháp rồi đó hehe