Dùng kiếm như thế nào?

Thảo luận trong 'Kỹ Thuật Cầu Lông Cơ Bản - Nâng Cao' bắt đầu bởi nguyenducsy, 18/10/13.

  1. nguyenducsy

    nguyenducsy
    Mới Tập Cầu Lông

    Nói về vợt, người ta ví cây vợt tennis như một cây đao, còn cây vợt CL là một thanh kiếm. Nhưng kiếm thì có đoản kiếm và trường kiếm. Đoản kiếm thì linh động, linh hoạt, lợi thế trong những pha xáp lá cà ra đòn chớp nhoáng, còn trường kiếm thì dùng để khai triển uy lực trên sân rộng và thoáng.

    Trong những cây trường kiếm có cây cứng như thép và cũng có cây dẻo dai nhiều sức đàn hồi. Nếu cứng thì người đánh quơ chém không vướng, chuyển động chính xác nhanh chóng nhưng sức tích lũy và sức bung kém. Trong lúc đấy, vợt dẻo hơn có độ tích lũy cao thì phù hợp với những động tác thẳng đơn giản, chém theo 1 mặt phẳng, đường quỹ đạo không lắt léo, không chuyển hướng nhiều.

    Cách cầm vợt:
    Chuyển nhu thành cương

    - Lúc bạn giao cầu hay đứng lưới là lúc bạn cần đường cầu chính xác. Bạn nên cầm vợt xích lên cao, thân vợt ngắn lại, cây vợt trở nên cứng hơn vì lực momen thấp hơn. Nếu đối thủ chụp cầu, bạn cũng có thể xoay trở cây vợt nhanh chóng để phản đòn. Vì vậy, lúc đánh ngắn, nhờ vợt ngắn cứng và chính xác, bạn đổi hướng, và chuyển động không bị vướng.

    - Còn lúc đứng cuối sân, thì dùng "trường kiếm" có lợi hơn vì bạn có nhiều thời gian để phản ứng và tích lũy công sức nhiều hơn. Nếu bạn chuyên về động tác đập thẳng thì trường kiếm dẻo hơn sẽ khai triển uy lực nhiều hơn. Nếu bạn đánh lắt léo, có động tác ảo như vê cầu thuận, vê cầu ngược, giơ cao đánh khẻ, giương Đông kích Tây, thì trường kiếm cứng chính xác và hiệu quả hơn.

    Nhưng trong trường hợp bạn có cảm giác vợt tốt, đánh với timing tinh vi thì vợt dẻo sẽ phù hợp với bạn vì lực tích lũy nhiều hơn và đường cầu của bạn sẽ nhanh hơn.

    - Gần lưới : cầm vợt xích lên trên
    - Đánh cuối sân : cầm gần cuối cán vợt.

    Nhìn Roi Dụng Vợt

    Có hai trường phái công, cả hai đều trọng việc timing, việc đánh đúng thì, nhưng là 2 trường phái đối lập với nhau vì dựa trên 2 nguyên lý tương phản :

    - Cương : Kiếm thép, vợt cứng, cổ tay chắc, dựa trên thời gian xoay trở và khởi động nhanh chóng. Nhờ vợt cứng, động tác sẽ lanh lẹ, khởi động sớm nhờ đường đánh linh hoạt. Thời điểm đánh chính xác nhờ vậy kéo dài hơn và vận tốc cao được đạt ngay nhưng sức tích lũy kém.

    - Nhu : Cây vợt trở thành cây roi mây, thân vợt dẻo, với đầu vợt chọn nặng hơn một ít, cổ tay dẻo. Từ tập hợp gồm thân người, trục vai, cánh tay, cổ tay, cán vợt, thân vợt và mặt vợt, tất cả trở thành là 1 cái roi. Nhưng người đánh phải có óc quản lý cao dựa trên thời điểm, vận tốc, gia tốc và sức bung ở thì toàn hảo nhất.

    Truyền Công Lực Chuyển Động:

    - Trước khi chạm cầu, cánh tay và đầu vợt phải ở vận tốc cao. Trục quay là khoảng bờ vai. Ngay trước khi chạm cầu, truyền động năng Ec của cả cánh tay vào bàn tay và đầu vợt để làm tăng vận tốc và gia tốc.

    - Nhưng điều khó khăn là khi đầu vợt đang có gia tốc, bạn phải chống lại lực quán tính, nên ngay trước lúc chạm cầu, bạn phải biết giật cánh tay, quật cổ tay biến trục quay từ bờ vai trở thành khoảng cổ tay.
    Giống như lúc xe bạn giảm vận tốc, trong trường hợp này lực quán tính sẽ ngược lại, nó sẽ đẩy cây vợt bạn tới trước. Như thế, trục quay ở khoảng cổ tay, công sức chuyển động sẽ truyền qua nắm tay và đầu vợt .

    - Thêm vào nữa là việc biết dùng sức ly tâm(1), và sức quật của cổ tay, đầu vợt sẽ đạt được vận tốc cao nhờ gia tốc và sức bung lúc chạm cầu giống như bạn đang giật và quật 1 cây roi làm đầu roi vụt thật nhanh vào không khí… Vụt vụt, chát chát…

    Ở trình độ tinh diệu nhất của CL, vận tốc đầu vợt lúc chạm cầu xấp xỉ 200 km/giờ. Sau thời điểm sốc, cầu rời khỏi vợt và bay với vận tốc trên 300 km/giờ(2).

    Trường phái dùng sức dẻo và sức bung nhờ thế lại toàn hảo và hiệu quả hơn trường phái sức cương. Nhưng người đánh phải biết quản lý nhiều thông số của timing :

    - Vận tốc cánh tay,
    - Sức giật của bắp tay, việc xử lý sức truyền động năng của bắp tay hoá giải lực quán tính(phản lực chuyển động)
    - Gia tốc nhờ vậy đạt cao, thêm vào sức quật của cổ tay
    - Sức bung của thân vợt và mặt lưới…

    Tuy nhiên, cả chục thông số hay hàng trăm lý thuyết không hay bằng ...một tay quen đập !
    Sưu tầm​
    Tags:
    chi.nguyen02 thích bài này.

Chia sẻ trang này

Đang tải...