[h=2]Ở tuổi 29, bắt đầu bước vào giai đoạn khó khăn để duy trì được sự nghiệp đỉnh cao, Tiến Minh vẫn là ‘cánh én” đơn độc của cầu lông VN bởi thế hệ kế cận chưa khẳng định được thực lực trên đấu trường quốc tế.[/h] [TABLE="width: 1, align: center"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: Image"]Tiến Minh tiếp tục thi đấu mà không có HLV ngoại sát cánh.[/TD] [/TR] [/TABLE] Lời nhận xét của bà Huỳnh Ngọc Liên, Phó chủ tịch Liên đoàn cầu lông TP HCM tại Olympic 2008: “Sau Tiến Minh là cả khoảng trống mênh mông” một lần nữa lại chứng minh độ chính xác với màn trình diễn thiếu ấn tượng của các đội tuyển cầu lông nam, nữ tại Thomas & Uber Cup đang diễn ra ở Macau. Ngoài trừ hai trận thắng của Tiến Minh, dàn VĐV còn lại của Việt Nam không thể mở được cánh cửa chiến thắng ở các trận đấu đơn và đôi trước các tay vợt châu Á. Nếu không tính đến Tiến Minh, cầu lông Việt Nam vẫn giữ nguyên mình ở vị trí “lót đường” vốn dĩ gắn liền với các tay vợt trong rất nhiều năm qua. Các tài năng trẻ Nguyễn Thị Trang, Nguyễn Hoàng Nam được coi như thế hệ kế tục Tiến Minh và Lê Ngọc Nguyên Nhung, nhưng đến nay vẫn chưa thể hiện được khả năng thích ứng với các đấu trường lớn. Tiến Minh đã bảo vệ thành công vị trí trong tốp 10 thế giới trong hơn một năm qua. Nhưng anh vẫn là tay vợt người Việt đơn độc trên sân chơi đỉnh cao của cầu lông thế giới. Quá trình tiến lên chuyên nghiệp của Tiến Minh từ khi anh 18 tuổi phần lớn nhờ vào nỗ lực cá nhân. Không có thày riêng và giáo án đặc biệt, Tiến Minh hằng ngày tự dậy sớm chạy và ráo riết rèn thể lực. Niềm đam mê, ý chí vươn lên của Minh nhận được sự ủng hộ và tiếp sức của Liên đoàn cầu lông TP HCM và cá nhân bà Huỳnh Ngọc Liên. Tuy nhiên, sự hỗ trợ ấy mới dừng lại ở việc tạo điều kiện thủ tục thi đấu quốc tế, hỗ trợ một phần kinh phí, trực tiếp sát cánh cùng Minh ở nhiều giải đấu. Còn câu chuyện chuyên môn với những bí quyết thành công của Tiến Minh trong thời gian qua vẫn chưa ai trong giới cầu lông chạm được tới. Vì vậy, thành công của Tiến Minh, đối với phong trào cầu lông trong nước, mang ý nghĩa cổ vũ nhiều hơn. Vấn đề của cầu lông Việt Nam hiện nay là tiền đầu tư cho tài năng có thừa, nhưng thiếu người am tường về mặt chuyên môn để có những kế hoạch hợp lý. Việc thiếu HLV giỏi và quy trình đào tạo – tập huấn – thi đấu chuyên nghiệp cũng là nguyên nhấn chính khiến việc san lấp khoảng trống lực lượng phía sau Tiến Minh không thể thực hiện được. Thực trạng này khiến Tiến Minh - năm nay đã bước sang tuổi 29, lứa tuổi bắt đầu chạm ngưỡng và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn bên kia sườn dốc của thể thao - khó có cơ hội sát cánh cùng một đàn em xứng tầm trong những giải đấu quốc tế. Trong khi nền cầu lông trong nước loay hoay đi tìm lời giải về công tác đào tạo lực lượng, Tiến Minh đang lặng lẽ gượng dậy sau lần vấp ở SEA Games 26, tiếp tục mục tiêu duy trì vị trí trong tốp 10 và trở thành đại diện cho cầu lông Việt Nam tham dự Olympic 2012. Anh sẽ thực hiện hành trình này mà thiếu vắng chuyên gia Indonesia Asep Suharno. Ông này chia tay đội tuyển TP HCM đầu năm nay vì không giúp các tay vợt thành phố đạt được những kết quả khả quan.