Liên đoàn cầu lông Việt Nam Lê Thanh Sang từng nhận định chua xót: 20 năm nữa cũng không có Tiến Minh thứ hai. Như vậy là sau khi tay vợt này giải nghệ, cầu lông Việt Nam sẽ bị mất tên trên bản đồ cầu lông thế giới, một sự thật quá phũ phàng nhưng lại không có cách nào thay đổi được thực tế này. >> Tiến Minh trở lại vị trí 11 thế giớiSức đến đâu, chơi đến đó Tại giải cầu lông Đài Loan (Trung Quốc) vừa kết thúc cách đây ít hôm, Tiến Minh đã lên ngôi vô địch. Như vậy kể từ đầu năm, đây chính là chức vô địch thứ 2 của tay vợt người TP HCM. Trong bối cảnh cầu lông thế giới xuất hiện ngày một nhiều tay vợt trẻ tài năng, còn Tiến Minh cũng đã ở bên kia sườn núi, thì những gì làm được, dù ở giải đấu nào cũng rất đáng khâm phục. Bởi thế, có lẽ chẳng còn nhiều người chê bai Tiến Minh khi anh thất bại ở giải này, giải nọ bởi dù sao, những tinh hoa của Tiến Minh cũng đã thể hiện được tất cả trong gần 1 thập kỷ qua trên đấu trường quốc tế, với vị trí cao nhất trên bảng xếp hạng thế giới là từng lọt vào tốp 6 tay vợt mạnh nhất. Giờ thì càng kéo dài được thời gian thi đấu đỉnh cao của Tiến Minh bao nhiêu, cầu lông Việt Namvẫn có chỗ đứng ở làng cầu lông thế giới. Có thể thấy, trong sự phát triển rất nhanh của cầu lông thế giới thời gian qua, việc làm sao giữ được phong độ ổn định là điều mà các tay vợt trong tốp 10 thế giới đặt mục tiêu lên hàng đầu. Yếu tố tuổi tác luôn tỉ lệ thuận với phong độ, khiến các tay vợt không phải ai cũng kéo dài được điểm giới hạn của mình. Mới đây, tay vợt hạng 3 thế giới người Đan Mạch Peter Gade đã bị tụt tới 5 bậc, xuống hạng 8 thế giới. Nếu không thi đấu thành công ở giải tiếp theo, thậm chí tay vợt kỳ cựu này còn bị bật ra khỏi tốp 10 thế giới. Tiến Minh cũng không thể tránh được quy luật của đào thải. Vấn đề còn lại, anh sẽ phải làm mọi cách để kéo dài được giới hạn của mình. Điểm giới hạn của mỗi VĐV là tất yếu, là chuyện bình thường, chỉ khác là mỗi người có một giới hạn khác nhau, hoặc có khả năng giữ được phong độ đỉnh cao trong một thời gian dài hay ngắn. Vì sao các tài năng cầu lông của nước ngoài lại có khả năng kéo dài được giới hạn của mình như vậy? Đơn giản bởi ở những nước này, sự đầu tư không bao giờ có khái niệm là giới hạn. [TABLE="width: 20"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD]Sau Tiến Minh đang là khoảng trắng kế cận. Ảnh: An Nhi.[/TD] [/TR] [/TABLE] Vậy nên, điểm giới hạn của Tiến Minh trong môi trường của Việt Nam sớm đến cũng là chuyện dễ hiểu. Điều đáng khâm phục là bản thân tay vợt người TP Hồ Chí Minh vẫn đang nỗ lực cố gắng duy trì phong độ. Với anh, sức đến đâu sẽ chơi đến đó, quyết không đầu hàng tuổi tác và những thiệt thòi trong khâu đầu tư. Khoảng trắng kế cận Không phải ngẫu nhiên mà ngay sau khi lên nhậm chức, tân Chủ tịch Liên đoàn cầu lông Việt Nam Lê Đăng Xu nhấn mạnh: “Mục tiêu quan trọng nhất là phát triển lực lượng trẻ từ các trường học để tạo ra nhân tài. Nếu không, chỉ vài năm nữa thôi, cầu lông Việt Namsẽ mất trắng”. Tổng Thư ký LĐ cầu lông Việt Nam Lê Thanh Sang cũng từng khẳng định, sau 20 năm nữa cầu lông Việt Nam cũng không có Tiến Minh thứ 2. Lời nhận xét của người đứng đầu Liên đoàn có phần chua xót nhưng đó lại là thực tế. Tại các giải khu vực và châu lục, cầu lông Việt Nam luôn tham dự với lực lượng hùng hậu. Thế nhưng thường ngay ở những vòng đầu, rất nhiều tay vợt đã “rơi rụng” và chỉ còn lại Nguyễn Tiến Minh. Thực tế này không chỉ chỉ ra khoảng cách lớn về trình độ của cây vợt ở đội tuyển mà còn là sự hụt hẫng đáng quan ngại về lực lượng đỉnh cao của cầu lông nước nhà. Ngay cả tay vợt nữ trẻ từng giành HCĐ tại Olympic trẻ thế giới Vũ Thị Trang cũng chưa thể đảm bảo về khả năng phát triển của mình, khi mà sự quan tâm của ngành Thể thao chưa tới nơi tới chốn. Trong năm 2012, kế hoạch lọt vào tốp 100 để có vé tham dự Olympic của Vũ Thị Trang đã bị phá sản. Trong khi đó, đôi nam Bằng Đức/Mạnh Thắng đang sát tốp 50, nhưng cái ngưỡng này vượt qua là rất khó. Nhiều năm gắn bó với cầu lông Việt Nam, bà Huỳnh Ngọc Liên - Phó Chủ tịch LĐ cầu lông TP Hồ Chí Minh, cho biết: Có 3 nguyên nhân khiến cầu lông Việt Nam chưa thể đột phá. Thứ nhất, chúng ta chưa mạnh dạn thuê HLV chất lượng nên chưa có được chương trình đào tạo, tập huấn, thi đấu chuyên nghiệp. Thứ hai, chúng ta chưa có sự phối hợp giữa ngành Thể thao và Giáo dục để rồi nhiều tay vợt dưới 18 tuổi vì tập trung nhiều hơn cho việc học văn hóa mà chỉ tập luyện cầm chừng. Thứ ba, chúng ta không thiếu tài năng nhưng rất ít tay vợt trẻ Việt Nam được tạo điều kiện thi đấu quốc tế thường xuyên để phát triển chuyên môn. Nhìn sang các nước như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia… họ luôn có lớp kế cận khi các trụ cột nghỉ thi đấu. Vì sao các quốc gia này làm được trong khi Việt Nam lại “bó tay”, dù phong trào cầu lông của chúng ta chẳng hề thua kém? Suy cho cùng cũng từ cách làm chưa đúng mà thôi! [TABLE="width: 500, align: center"] [TR] [TD]Tiến Minh tăng 2 bậc trên bảng xếp hạng thế giớiTheo công bố mới nhất của Liên đoàn cầu lông thế giới BWF, tay vợt Nguyễn Tiến Minh đã nhảy lên 2 bậc từ vị trí thứ 13 lên 11 thế giới. Sự thăng tiến này là nhờ điểm số có được sau khi Tiến Minh giành ngôi vô địch giải Đài Loan (Trung Quốc) hồi cuối tuần trước. Hiện tại, Tiến Minh đang có 54.634 điểm. Với số điểm này, Tiến Minh đang áp sát tốp 10. Đứng ngay trên Tiến Minh là tay vợt Nhật Bản Kenichi Tago với 56.569 điểm. Việt An [/TD] [/TR] [/TABLE]
Haiz, tay vợt Nguyễn Tiến Minh sẽ là huyền thoại của cầu lông VN vì :anh có 1 sự nghiệp cầu lông thành công ở cấp độ quốc tế hay là vì VN sẽ không có tay vợt nào tương tự như vậy.
sau Nguyên Nhung thì có pé [MENTION=12]papi_iloveyou[/MENTION], còn sau anh TM thì vẫn đang bỏ ngõ :M050: