Câu chuyện cầu lông Việt Nam nói chung và cầu lông Hà Nội nói riêng thiếu kinh phí và không tận dụng được tốt các cơ hội cọ xát quốc tế đã được nói rất nhiều trong thời gian qua. Hiện tại, cầu lông Hà Nội đang nỗ lực giải quyết vấn đề này với việc chi 8 tỷ đồng/năm cho thi đấu quốc tế. LINK VIDEO Lê Thu Huyền, Đỗ Tuấn Đức và Phạm Hồng Nam… những trụ cột hiện tại của cầu lông Hà Nội đang được đầu tư trọng điểm. Tới đây, 3 gương mặt trẻ đầy tiềm năng này sẽ lên đường tham dự 2 giải cầu lông ở châu Âu tại Slovenia và Hy Lạp trước khi trở về Malaysia để tham dự giải cầu lông đồng đội vô địch thế giới Surdiman Cup 2013.Tay vợt Lê Thu HuyềnChia sẻ về việc đi thi đấu quốc tế, Lê Thu Huyền, ĐT cầu lông Hà Nội cho hay: “Thầy cô không tạo áp lực gì cho bọn em cả, cứ thoải mái đánh thôi. Còn mục tiêu của bản thân em là phải cố gắng trong mỗi trận đấu phải đánh hết sức mình và không được nhụt chí”.Tay vợt Đỗ Tuấn Đức (ngoài cùng, bên phải)Trong khi đó, Đỗ Tuấn Đức, ĐT cầu lông Hà Nội cũng chia sẻ thêm rằng: “Mình đi thi đấu chủ yếu để cọ xát, học hỏi nên chỉ phải cố gắng thi đấu hết sức mình, không tâm lý gì đâu”. Chi phí cho chuyến thi đấu kéo dài trong 12 ngày tới đây tại Slovenia và Hy Lạp của cầu lông Hà Nội là hơn 400 triệu đồng. Còn nếu tính tổng cộng kinh phí đầu tư cho cầu lông Hà Nội trong một năm cho các đợt tập huấn nước ngoài và hơn 10 giải đấu quốc tế ước tính là khoảng 8 tỷ đồng – một số tiền không hề nhỏ nhưng đó là điều cần thiết để các VĐV được thi đấu, cọ xát và tích điểm để được tham gia vào các sân chơi lớn hơn. Bên cạnh tiền từ ngân sách thì cầu lông Hà Nội còn có được sự đồng hành của nhà tài trợ. Phạm Hồng Nam (trái) và Đỗ Tuấn Đức (phải)Chia sẻ về vấn đề này, Trưởng bộ môn cầu lông Hà Nội, bà Dương Thị Liên cho biết: “Từ năm 2005, Ciputra đã tài chợ cho cầu lông Hà Nội 100.000 USD/năm… Ciputra cũng đã làm được nhiều điều quý báu như là tổ chức các giải đấu quốc tế cho các VĐV cọ xát nhiều hơn, dành tiền cho các VĐV đi thi đấu quốc tế mà ngân sách nhà nước không đủ… Chúng tôi là những người quản lý thì phải có trách nhiệm chọn lựa những VĐV tốt nhất đi thi đấu để làm sao dùng số tiền ấy mà cả nhà tài trợ và ngân sách Nhà nước cho mà không thấy hối tiếc”. Không loại trừ khả năng các VĐV của cầu lông Hà Nội sẽ bị loại từ những vòng đấu tiên ở các giải đấu quốc tế. Tuy nhiên, kể cả khi bị loại sớm thì các VĐV của chúng ta vẫn sẽ thu được nhiều điều qua việc được ở lại tập huấn và thi đấu, giao lưu với những tay vợt đẳng cấp khác trong thời gian chờ đợi để tham dự các giải đấu mới. Bên cạnh việc tích lũy điểm số thì đó còn là cơ hội trau dồi kỹ chiến thuật, học tập các đường cầu mới và rèn luyện bản lĩnh, tinh thần thi đấu. Đó cũng chính là những ý nghĩa lớn lao nhất mà các tay vợt của Việt Nam có được khi tham dự vào các giải đấu quốc tế này. Tuấn Anh, Mạnh Chiến (VTV.VN)