Bộ Pháp cầu lông: Cú Nhảy Trước Khi Bung Người

Thảo luận trong 'Thể Lực' bắt đầu bởi Editor VNB, 25/10/13.

  1. Editor VNB

    Editor VNB
    Biên Tập Viên VNB

    Nguyên Lý

    Điều rất tất yếu mà người đánh cầu phải biết, trước động tác bung người lên không hay nhảy nhanh về hướng cầu, là bắp thịt phải được căng ra bởi một động tác ngược lại, tức là về phía sau. Thí dụ bạn muốn làm 1 bước nhảy, thì trước đó, bạn phải gập chân lại để có thể bật người tới trước.

    Dạng động tác "tiền-căng-cơ" rất quan trọng trong việc di chuyển CL.

    Nó được gọi là cú "nhảy trước khi bung"(saut avant démarrage), và được xem là cú tất yếu khởi đầu cho sự chuyển động bất chợt, nhanh chóng khi người đánh muốn di chuyển cho đến hơn 5 mét dài hay tung người lên không.

    Cú Nhảy Trước Khi Bung Người

    Một VĐV ở đẳng cấp cao đều thực hiện cú nhảy trước khi bật người về bất cứ hướng di chuyển nào.
    Nó có thể thực hiện ở vị trí trung tâm của sân, cũng như sau khi vừa đập cầu rồi trở lại giữa sân hoặc lúc đánh cầu ở cuối sân.

    Trong động tác "tiền-căng-cơ", người đánh bung người lên không khoảng 5 cho đến 15 cm. Đây là lúc đối thủ sắp hay đang đập cầu, và cũng là lúc ta đoán đường cầu của đối thủ.
    Sau khi đáp xuống đất, hai bàn chân chạm sàn đấu và trong lúc đó hông, đầu gối và cổ chân được gập lại.

    Rồi đến thời điểm bắt đầu động tác thật sự, những bắp thịt sẽ phát lực tối đa, từ trạng thái co căng cho đến lúc giãn cơ, để ta bung người lên không hay lao về hướng cầu đối thủ.
    Nhờ trước đó hai đầu gối gập lại, mà sức bung tới sẽ rất mạnh khi ta khởi đầu cho động tác , và sức này trở thành rất hiệu quả. Nếu ta có đủ thì giờ ở vị trí trung tâm của sân, cú nhảy tiền-căng-cơ này sẽ thực hiện với 2 chân.

    Trong trường hợp ta không có thì giờ trở về giữa sân, thì cú này nên thực hiện trên 1 chân mà thôi.

    Thế Trước Sau của 2 Chân

    Lúc ta đáp xuống sàn đấu, chân trong tư thế bàn đạp, lúc này cũng là cũng là lúc đối phương vừa đánh xong, hay sắp sửa đập. Trước đó, lúc trên không, đây cũng là lúc ta phải chỉnh lại thế trước sau của hai chân tùy thuộc khả năng "bắt bài" hay độ chuẩn đoán của ta về cú đánh của đối thủ.
    Nếu ta muốn di chuyển về góc phải gần lưới (cú thuận tay) hay góc trái cuối sân (phía ve), bàn chân phải phải được đặt trước bàn chân trái sau cú nhảy trước khi bật, rồi đạp chân, lao người về hướng cầu.

    Ở trường hợp ngược lại, ta muốn lao người về góc trái gần lưới và góc phải cuối sân, bàn chân trái phải được đặt trước bàn chân phải.
    Vì thế, việc đoán đường cầu để chỉnh thế trước sau của 2 chân, phải được làm trước lúc đối thủ chạm cầu.
    Nếu ta đoán sai, ta phải mất thêm thì giờ để sửa nhanh tư thế của 2 chân trái phải. Việc lao người về hướng cầu rơi, vì vậy sẽ trễ và cú đánh sắp tới sẽ mất hiệu quả.

    Vì vậy, kinh nghiệm sân đấu và khả năng "bắt bài", đoán đường cầu của cao thủ trở thành chính yếu ; Điều này sẽ tùy thuộc và xác định đẳng cấp của người đánh.
    1263720279_DSCN1660.JPG
    Hình vẽ :
    1 2 3 4 5 6
    7 8 9 10
    11 12 13 14

    1. Người đánh đập cầu từ cuối sân trái
    2. Chân trái đáp xuống sàn sân đấu, rồi gập lại
    3. Chân phải được nâng lên
    4. Bước 1 bước về hướng trung tâm sân
    5. Chân trái đi theo
    6. Người đánh đã di chuyển 1 bước chassé, chân trái được đẩy gần chân phải
    7. Người đánh búng người, bắt đầu cú nhảy trước khi bật người
    8. Lúc còn trên không, anh ta nhìn tư thế và độ nghiêng mặt vợt để đoán đường cầu
    9. Anh ta thấy cầu được bỏ bên ve sau lưới
    10. Hai chân đáp xuống sàn sân đấu để làm giảm vận tốc người đang lao mình ngược hướng
    11. Chân phải trở thành bàn đạp để có thể lao mình về phía cầu
    12. Chân trái giơ lên
    13. Chân trái đáp xuống và chân phải giơ lên
    14. Chân phải vẫn còn trên không trong thời gian di chuyển về phía trái gần lưới

    • Nguồn:Chútâydzuii
    Last edited: 26/10/13
    Tags:
  2. badmintonman

    badmintonman
    VĐV Phong Trào

    Sếp nên kiếm tay vợt nào kha khá làm mẫu rồi quay một clip minh họa thì sẽ hay hơn và dể hình dung hơn là chỉ đọc bài này.
    Thân mến!
  3. ledanghuy

    ledanghuy
    VĐV Phong Trào

    chuan men
  4. thekop14

    thekop14
    VĐV Chuyên Nghiệp

    e đọc chưa xong nhưng hiểu sơ ng ta gọi cái này là first step . Ai đánh cl đều phải có bộ này thì di chuyên mơi nhanh đc ^__^
  5. darkangel_0902

    darkangel_0902
    VĐV Bán Chuyên

  6. Editor VNB

    Editor VNB
    Biên Tập Viên VNB

    Thks bạn,vì bài này mình sưu tầm trên mạng,nên 1 số trang không để nguồn bạn à.Thks bạn góp ý.
  7. sirchiptm

    sirchiptm
    VĐV Phong Trào

    Để ý đi cái này giống như coi clip (dễ thấy nhất là đánh đôi) người của vdv lúc nào cũng nhấp nhấp và mình cũng đã thử thấp người xuống và nhấp lấy nhịp thì phản xạ cầu khi thủ sẽ nhanh hơn.:rolleyes:
    P/s: Ý kiến cá nhân thím nào gạch đá em smash phát chết tươi :rolleyes:
  8. Khuong Q7

    Khuong Q7
    VĐV Bán Chuyên
    Ban Quản Trị

    Thời điểm chuẩn nhất là ngay SAU khi vợt của đối phương chạm cầu, chúng ta nhúng lấy đà, bước chân về phía cầu.
  9. vantoantavn

    vantoantavn
    VĐV Phong Trào

    Ngày nay cồn thạch & cồn khô đã được tiêu thụ phổ biến hơn so với gas trong các quán ăn, đám tiệc & nhà hàng bởi đặc tính tiện lợi và an toàn. Kinh doanh, sản xuất cồn thạch và cồn khô cho người bắt đầu khởi nghiệp mà đầu tư ít. Tôi sẽ tư vấn cho các bạn thực tế công thức sản xuất cồn thạch, cồn khô và cồn gel.

    Liên hệ ĐT: 0122.9625.524 (A. Thành)
    [​IMG]

    1. Quy trình làm Cồn Thạch

    Hiện tại cồn thạch được dùng nhiều hơn so với cồn khô do có nhiều tiện lợi. Quy trình làm cồn thạch không sử dụng nhiệt nên rất dễ làm và thiết bị đơn giản. Quy trình sản xuất cồn thạch cho nhiệt lượng lớn, cháy lâu. Đặc biệt cồn thạch khi cháy không để lại cặn bã, tiện lợi vệ sinh bếp. Không có khí độc và cay mắt nên rất an toàn cho người dùng.

    Chi phí cho trang thiết bị sản xuất cồn thạch tầm 10-20 triệu, diện tích 16m2 là sản xuất được được với quy mô nhỏ và vừa. Nếu bạn có khả năng tiêu thụ cồn thạch với khối lượng lớn thì có thể mua thiết bị bán tự động dao động 100-200 triệu để sản xuất ở quy mô to.

    2. Công nghệ làm Cồn Khô

    Quy trình làm cồn khô khi cháy không cay mắt và không có khí độc hại. Chất lượng viên cồn cứng, vận chuyển dễ, không chảy nước. Giá cả cạnh tranh.

    Tôi sẽ tư vấn cho bạn 3 loại cồn khô (gồm có cồn siêu cháy không ra nước khi đốt). Bạn có thể canh chỉnh được chất lượng cồn khô trong quá trình sản xuất. Trang thiết bị làm giản đơn, chỉ cần gia công tại những xưởng Inox. Với nhà xưởng 16 mét vuông, bạn có thể sản xuất ra 500 kilogram cồn khô/ngày.

    3. Quy trình sản xuất Cồn Gel

    Cồn gel sản xuất ra khi đốt có mùi dễ chịu, không hại mắt. Quy trình sản xuất cồn gel đơn giản hơn cồn khô vì không sử dụng nhiệt. Không sử dụng nhiều thiết bị và đặt khuôn mẫu, nhân công sử dụng ít. Chi phí đầu tư bau đầu thấp. Có khả năng sản xuất hơn 1 tấn cồn gel 1 ngày..

    Tôi sẽ tư vấn cho các bạn tự tự tay sản xuất ra sản phẩm với thiết bị và nguyên liệu do tôi chuẩn bị sẵn.

    Chi phí tư vấn cho 1 sản phẩm là 5 triệu. Có hợp đồng chuyển giao.

    Xin liên hệ ĐT: 0122.9625.524 (A. Thành)

Chia sẻ trang này

Đang tải...