Bài viết rất Hay về những người Mê cầu lông.

Thảo luận trong 'Tin Tức Cầu Lông' bắt đầu bởi vợt gỗ, 27/6/12.

  1. vợt gỗ

    vợt gỗ
    Bảo Vệ

    * Việt Nam đang tỏa sáng bởi một tài năng Nguyễn Tiến Minh, nhưng lại chỉ được đào tạo tại một câu lạc bộ nhỏ tốt nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh. Người đàn ông đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cầu lông trong một môi trường khó khăn như vậy, nhưng đã đạt được một kết quả đáng kinh ngạc.


    * Anh ấy có thể là Nick Bollettieri của cầu lông ... chỉ thiếu việc là anh không đeo kính. Anh ấy cũng chẳng được đào tạo từ những trung tâm hàng triệu đô la. (Nick Bollettieri là người sáng lập ra Học viện quần vợt Nick Bollettieri chính, đây là một trong những bước đệm đáng tin cậy nhất đối với nhiều tay vợt hàng đầu Thế giới. Sharapova cũng chính là “sản phẩm” mới nhất của học viện này. Cô đã trở thành một biểu tượng của làng quần vợt nữ, với vẻ đẹp trời phú và khả năng đặc biệt trên sân đấu. Và cô đã tiếp bước những Andre Agassi, Monica Seles … làm rạng danh cho ngôi trường của thày Bollettieri).



    Gần hai giờ đi từ Hà Nội, thành phố lớn nhất miền Bắc Việt Nam, trên con đường vượt qua những cánh đồng lúa tuyệt đẹp, rẽ phải vào một con đường lầy lội rồi đến một ngôi làng rất nhỏ, nơi mà những chiếc xe ô tô phải nhường đường cho những người nông dân đi xe ngựa để ra đồng làm việc. Những khuôn mặt nhăn lại do ánh nắng mặt trời, đôi tay khô ráp và mạnh mẽ với nụ cười thân thiện ẩn dưới chiếc "nón lá" – chiếc mũ hình nón, mang nét đặc trưng truyền thống của Việt Nam. Đến nhà của Phạm Văn Vũ, một người đàn ông nổi tiếng bởi sự cống hiến cho trẻ em trong làng. Ông vừa là "huấn luyện viên" vừa là "thầy giáo" của họ.

    Điểm dừng chân cuối cùng là một ngôi nhà với một khu vườn nhỏ, một sân nhỏ được lát gạch màu đỏ không đồng đều trên được kẻ những đường mờ mờ của một sân cầu lông. Một cái lưới được căng ra giữa một bức tường và một cây được vạch rất rõ ràng độ cao ở bên phải. "Đây là nhà của tôi; nó được xây dựng vào năm 1991": Người cựu tay vợt Việt Nam nói. Cách đó không quá 50 cm ở bên kia của sân là một chiếc bảng, được gắn trên một cái cột của ngôi nhà. Một môi trường cầu lông đạo tạo cầu lông đơn giản, thoáng mát. Hôm nay là chủ nhật, một số trẻ em từ 6-12 tuổi đang chơi cầu lông – với nhiều trang phục đầy màu sắc, một vài em mang trang phục có nhiều lỗ thủng, một vài em với áo sơ mi mới của đội tuyển tỉnh, và một vài em với chiếc áo khoác khi gió thổi bay lên trông có vẻ khá lạnh. Có bốn em đang đánh ở trên sân, còn những người khác đang ngồi trên bậc cầu thang của ngôi nhà trò chuyện và xem bạn bè của mình đánh. Chủ nhật cũng không phải là ngày đặc biệt gì, nó cũng như những ngày khác, cứ sau giờ học buổi sáng, họ lại đến từ các làng xung quanh đó để tập trung cho bài học cầu lông từ 4h đến 7h chiều.



    Thỉnh thoảng gió thổi làm cho khó có thể đánh trúng cầu, nhưng kỹ thuật của các em thì thật đáng kinh ngạc. Ông Vũ đang ngồi và xem các con của mình chơi với một nụ cười ấm áp, bên cạnh là vợ của ông thỉnh thoảng lại gọi tên những người tiếp theo vào sân mỗi khi trận đấu kết thúc. Với một vẻ mặt nghiêm khắc nhưng nụ cười rất dịu dàng. Ông vũ cho biết: Tất cả vì tình yêu cầu lông và bọn trẻ, nhưng điều kiện cũng chỉ có hạn, nhưng ông không có gì phàn nàn. Chỉ cần nhìn thấy những đôi má hồng hào và những nụ cười từ những con cưng của mình là ông thấy vui rồi. Ở đây có một số em gia đình rất nghèo, nhiều em đã phải bỏ học ở trường trước khi đến với lớp của ông.



    Trọn đời với tình yêu cầu lông

    Ông Vũ từng là một tay vợt giỏi cấp tỉnh ở Việt Nam, nhưng chưa bao giờ ra đến đấu trường quốc tế. Ông cũng đã chia sẻ với chúng tôi về những danh hiệu mà ông giành được trong những cuộc thi cấp Tỉnh và nơi ông được học làm huấn luyện viên. "Tôi bắt đầu quá muộn để chơi môn cầu lông nên không thể đạt được những gì tốt nhất. Khi tôi nhận ra rằng người ta phải bắt đầu từ được tập luyện từ khi còn nhỏ nếu họ muốn trở thành những cầu thủ hàng đầu, thi đã quá muộn. Nhưng tôi cũng nhận ra rằng một cầu thủ giỏi cũng không nhất thiết phải được đào tạo chính quy, mà cái chính phải là năng khiếu và sự khổ luyện. Đây là lý do tại sao tôi bắt đầu dự án này". Đó là cách ông để xây dựng một sân cầu lông ngay tại sân sau nhà mình vào năm 1991, bên cạnh là một lớp học nhỏ, nơi ông đang giảng dạy học sinh môn toán. Trước mắt, ông chỉ dạy có một vài đứa trẻ trong làng trong những thời gian rảnh rỗi, sau đó có thể sẽ mở rộng hơn nữa nếu cha mẹ từ các làng xung quanh gửi con em họ đến lớp của ông. Ông Vũ dạy môn toán, đó là cách để ông nhận được tiền lương cho mình. Lớp học của ông có đến 50 em, mỗi tháng ông thu khoảng 5 USD cho mỗi một học sinh.



    Nhưng cầu lông vẫn là niềm đam mê của ông, ông lấy ra một số tiền lương ít ỏi của mình để mua cầu và lưới. "Đối với cầu lông, tôi không thu bất cứ khoản tiền nào, tôi làm điều đó vì tình yêu với nó. Tôi thích nhìn thấy trẻ em tiến bộ ở đây, và hy vọng rằng một ngày đó họ sẽ được tham gia vào đội của tỉnh hay được gọi vào đội tuyển quốc gia. Các bậc phụ huynh phải mua vợt cho con em họ, còn tôi có nhiệm vụ giúp đỡ họ". Nhưng sự giúp đỡ từ bên ngoài gần như là con số không, ông chỉ nhận được số tiền 100 USD hỗ trợ của tỉnh.

    50 trẻ em được ông Vũ giảng dạy, thì chỉ 16 em có vinh dự được dạy các kỹ năng đánh cầu lông. "Tôi dạy những em có kỹ năng tốt nhất hoặc có tiềm năng, chứ tôi không thể dạy cho hơn 16 trẻ em chỉ trên một sân nhỏ này. Một số có kỹ thuật khá tốt và tôi hy vọng rằng một hay hai em có thể giành được chức vô địch sau này": Ông Vũ nói.

    Thành tích của ông cũng đã được biết đến ở khu vực và trong nước, thông qua một số cựu học sinh của mình, những người đã đạt đến cấp đội tuyển Quốc gia. Ba trong số họ đang mới chỉ chưa đến 18 tuổi, trong đó có Nguyễn Yến Phương, cô nói: "Chúng tôi đã học được rất nhiều ở đây, tôi thường xuyên trở lại để thăm Thầy Vũ và chơi với các em học sinh. Ở đây giống như gia đình thứ hai của tôi vậy và cũng là một cách để cho tôi đáp trả những công lao dạy dỗ của thầy với tôi khi nhỏ ".



    * Một nhân vật nổi tiếng khác tại Việt Nam mới ra khỏi khu vườn này là: Vũ Thị Trang, 17 tuổi đoạt danh hiệu cấp quốc gia vào cuối tháng sáu, và giành huy chương đồng Olympic Youth Games sau khi đánh bại Sarah Milne của Anh. "Tôi biết cô ấy có một cái gì đó rất đặc biệt và tôi luôn hy vọng cô ấy sẽ làm được điều gì đó, nên tôi đã gửi cô cho đội tuyển của tỉnh khi cô ấy mới 12 tuổi. Tôi rất tự hào khi biết rằng cô ấy đã giành được huy chương đồng": Ông Vũ nói. "Tôi hy vọng sẽ có nhiều hơn nữa những người như cô ấy."

    Sau khi trận đấu thú vị giữa các tuyển thủ và các học sinh, tất cả những đứa trẻ đã đều có mặt tại sân, để thực hành các những bài tập cầu lông hàng ngày của mình. Ông Vũ đứng ở phía sau sân đấu, ông chỉ bật đèn làm sáng khoảng sân cầu lông và để một trong số những đứa trẻ đứng ra chỉ đạo các bài tập. Một số cha mẹ cũng đã đến và đứng trong bóng tối của ngôi nhà, với những ánh mắt lấp lánh nhìn con em họ. Rõ ràng, họ rất tự hào khi nhìn thấy con em của họ ngày càng tiến bộ khi được lĩnh hội những kiến thức của ông Vũ.



    Tất cả mọi người đều vỗ tay một cách vui vẻ khi buổi tập kết thúc và chia tay về nhà mình để ăn tối trước khi chuẩn bị cho buổi học vào sáng hôm sau. Họ sẽ trở lại đây vào buổi chiều ngày mai để tiếp tục chơi, tập luyện và tiếp tục giấc mơ. Ông Vũ và vợ ông sẽ có bữa ăn tối với Nguyễn Yên Phương, cô gần như một phần của gia đình, họ rất tự hào về cô ấy. Họ cũng có một chút thất vọng, khi cô con gái 21 tuổi không thể được gọi vào đội tuyển quốc gia. "Cô ấy chơi rất tốt, nhưng cô ấy có một chút vấn đề về thị lực nên phải dừng những cuộc thi đấu cầu lông": Vợ ông Vũ cười và nói, như thể đó là số phận vậy và nó không thực sự quan trọng nữa. Những người khác "của họ", tức những đứa trẻ khác sẽ làm thay điều đó.

    "Ước mơ của tôi là một ngày nào đó chúng tôi có thể xây dựng một sân đấu thích hợp ở đây, một sân trong nhà, để tôi có thể đào tạo các em với điều kiện tốt hơn và mang cho họ cơ hội tốt hơn để biến chúng thành nhà vô địch trong tương lai. Nhưng điều quan trọng nhất là để họ phải có một cuộc sống tốt. Đó là lý do tại sao tôi đặt ra cho các học trò của mình là phải phấn đấu tố hơn nữa thì mới có thể đạt đến thành công"



    Với một người như Phạm Văn Vũ, những đứa trẻ này có cơ hội là cuộc sống của ông. Với một cây vợt trong tay và những giấc mơ trong tâm trí của họ.

    Solibad - Cầu lông không Biên giới, đã quyết định giúp ông Vũ và những học viên của ông. Lớp học của ông Vũ sẽ là một trong các dự án sắp tới của Solibad. Quỹ này hy vọng sẽ giúp những đứa trẻ tuyệt vời này thực hiện ước mơ và biến nó thành hiện thật.
    Chép lại từ vietnambadminton.com
    Tags:
    hungBMT, butbi1000 and vnbadminton152 like this.

Chia sẻ trang này

Đang tải...