Các nhà quản lý thể thao Việt Nam cho biết sẽ tổ chức rút kinh nghiệm sau thất bại tại Olympic London 2012 và lên kế hoạch “làm lại”. Tuy nhiên, những người làm thể thao lâu năm lại cho rằng, khó chờ đợi điều gì mới mẻ nếu như cứ đợi sau khi thất bại toàn diện mới chịu nhìn nhận vấn đề yếu kém của thể thao Việt Nam hiện nay. Bởi sự tụt hậu của thể thao Việt Nam sờ sờ ra đó mà có thấy ai quan tâm đâu. Ví dụ rõ ràng nhất là trường hợp tay vợt cầu lông số 1 Việt Nam Nguyễn Tiến Minh, người cũng vừa kết thúc Olympic London 2012 theo cách đã xảy ra với anh ở Thế vận hội 2008, Asiad 2010 hay các kỳ SEA Games gần đây. Trường hợp Nguyễn Tiến Minh là minh chứng tiêu biểu cho cách đầu tư chẳng giống ai của thể thao Việt Nam. Anh là ví dụ rõ ràng nhất về việc chúng ta có thể tiếp cận đến đỉnh cao thế giới ở các môn thể thao phù hợp tố chất người Việt. Tiến Minh cũng cho thấy VĐV Việt Nam có thể tự nâng cao trình độ và kiếm tiền bằng hoạt động thi đấu chuyên nghiệp, chưa nói đến việc anh có những hợp đồng tài trợ cá nhân. Ở chiều ngược lại, qua trường hợp của Tiến Minh, lại thấy rằng sự sa sút của thể thao Việt Nam có phần lớn nguyên nhân từ nội tại. Từ lần đầu tiên vô địch quốc gia năm 2003 đến nay, Tiến Minh không có người thay thế. Nhờ thành tích của Tiến Minh mà hiện Việt Nam có giải cầu lông nằm trong hệ thống Grand Prix, tuy nhiên mỗi lần giải tổ chức cũng chỉ chờ đợi ở mỗi Tiến Minh. Năm 2002, anh chỉ mới ở hạng 252 thế giới nhưng đến năm 2006 đã có mặt trong tốp 50. Vậy nhưng suốt bao nhiêu năm qua, hiện tay vợt Việt Nam có hạng cao nhất sau anh chỉ mới hạng 232 thế giới. Câu hỏi đặt ra: với nguồn cảm hứng từ Tiến Minh lớn như vậy nhưng tại sao chừng đó năm rồi vẫn không đào tạo nổi người tiếp bước dù cầu lông đâu phải là môn thể thao yêu cầu quá khó về thể chất hay năng khiếu, lại vô cùng phổ biến tại Việt Nam? Riêng với trường hợp Tiến Minh, cách đầu tư cũng rất nửa vời. Cũng đã từng thuê chuyên gia từ Indonesia sang nhưng suốt 2 năm chỉ sử dụng 2/10 năng lực như chính chuyên gia này nhận xét. Đã thế, xung quanh quá trình đầu tư cho Tiến Minh là hàng loạt vụ tranh cãi về cách làm, quyền lợi, trách nhiệm mà ngay cả Tiến Minh cũng chẳng hiểu vì sao. Thành công của Tiến Minh đã rất rõ ràng nhưng đến nay chưa hề có bất kỳ chiến lược phát triển cầu lông tại Việt Nam, đến mức chính Tiến Minh còn phải “ước mơ” tự mình lập nên học viện cầu lông để tìm kiếm nhân tài thay thế anh. Việt Quang
tiền rót xuống thì chảy vô mõm mấy cha ngồi trên rồi. chuyên môn cũng chả có chỉ được cái sủa to và đỗ lỗi cho 1 ai đó. lãnh đạo như shjt !