[Tập Luyện] Bí quyết tăng lực đập trong cầu lông.

Thảo luận trong 'Video Kỹ Thuật Cầu Lông' bắt đầu bởi Editor VNB, 14/11/13.

  1. Editor VNB

    Editor VNB
    Biên Tập Viên VNB

    1. Cú đập mạnh phụ thuộc vào cổ tay rất nhiều. Một trong những điều kiện đầu tiên là phải tập để tăng cường lực cổ tay.
    2. Động tác đập. Khi cổ tay mạnh rồi nhưng đập không đúng kiểu cũng không thể phát huy được toàn bộ sức mạnh.
    3. Nói gì thì nói, trong thể thao không thể bỏ qua thể lực. Đập mạnh thật mà được 2-3 quả rồi thở ra đường mồm thì cũng vứt.
    4. Đập mạnh thì cũng dễ đạt được (chuyên tâm luyện khoảng vài năm), khó là làm sao đập cú nào là trúng tử huyệt đối phương cú đó. Điều này 1 phần do thiên phú, 1 phần là kinh nghiệm trận mạc. Đập mạnh mà toàn rúc lưới thì cũng như không. Cũng hiếm trường hợp đập mạnh tới mức cầu ở ngay trước mặt mà đối thủ không phản xạ gì. Nên thà đập hiểm còn hơn là đập mạnh.
    5. Kỹ thuật toàn diện và đúng bài bản vẫn là tốt nhất. Nếu chỉ chú trọng vào đập thôi, đánh đỉnh cao thì chẳng ăn được ai, đánh phong trào thì tốn sức.
    308481_10151460485129562_1850706315_n.jpg
    + Sức mạnh: Rất quan trọng, 1 quả đập mang tính uy lực cao là một cú đập có sức mạnh. Muốn đập mạnh thì phải phối hợp các động tác một cách nhịp nhàng. Dùng sức của cổ tay không bao giờ mạnh được mà phải dùng sức mạnh toàn thân. Có hai từ để các bác hiểu nhanh hơn đó là NHỊP NHÀNG và BỘC PHÁT. Nói chung giải thích được hai vấn đề này cũng là cả vấn đề đấy.

    + Độ chính xác: Phụ thuộc vào tốc độ ra đòn và khoảng cách phát lực.

    + Tốc độ ra đòn: thật nhanh tiếp xúc vào cầu điều này làm cho những lỗi khi phát lực giảm tối thiểu vì nó có liên qua đến thói quen của bạn

    + Khoảng cách phát lực: thật ngắn đây là yếu tố rất quan trọng để những quả đập có uy lực lớn.Các bác rút ngắn được thời gian từ khi phát lực tời khi tiếp xúc vào cầu thì đó là khoảng cách phát lưc đó. Cái này quan trọng lắm nó còn có phần làm cho đường cầu của các bạn khó đoán hơn.

    + Ngoài ra còn có một số yếu tố khác cũng quan trọng không kém đó là di chuyển. Thử hỏi các bạn không có vị trí thuận lợi thì làm sao có thể phối hợp các động tác lại cơ chứ. Trong một sét không phải lúc nào chúng ta cũng có vị trí thuận lợi để thực hiên động tác đập cầu tốt hơn chúng ta nên tự tạo ra vị trí đó.

    * Muốn đập mạnh thì phải di chuyển đến vị trí cầu sẽ rơi tự do trước, nhảy lên đúng nhịp, đón cầu đúng tầm.

    - Đập cầu là kỹ thuật dùng lực toàn thân nên việc phối hợp nhịp nhàng các bộ phận là quan trọng
    - Khi vung tay phải dấu được ý đồ là đâp hay chém hay phông ...
    - Khi tiếp cầu phải có tính đột biến cao, có người toàn đập vào người mà người khác có đỡ nổi đâu vì họ giấu được ý đồ tấn công, tốc độ lại quá nhanh. Còn trong thì đấu thì tất nhiên không nên đập vào người vì gặp cao thủ họ bẻ tay cái là lên lưới nhặt cầu hai tay dâng trả lại liền

    Quả smash không phải là nhân tố quá quan trọng quyết định ván đấu. Nếu anh em nào quá ham smash, suốt trận chỉ biết smash và smash là tự giết mình. Nhưng mà đánh cầu lông mà không smash thì làm sao mà ăn người ta.

    Do vậy, ngoài luyện tập quả smash cho mạnh (như trên có bàn qua rồi), anh chi em nên tập thêm kỹ thuật + chiến thuật đa dạng sắc bén.

    + Có cần thiết thực hiện đập cầu ngay từ quả giao cầu của đối phương?

    Tất nhiên là không thể cứ búa lia lịa 4,5 phát liên tục như vậy rồi.Mệt chứ. Với lại đập hoài đối phương biết mà chuẩn bị trước thì đập sao mà ăn. Mà quả phát cầu thường rất khó đập. Confused
    Tất nhiên là nguyên trận đấu không thể không attack lần nào ngay từ quả giao cầu của đối phương được. Làm vậy đối thủ đâu có sợ mình + để nó thoải mái múa may đẩy mình vào chỗ chết. Beat
    Tóm lại lúc nào cần đập quả giao cầu? -> Biết mình biết ta, biết thế trận, biết thể lực cả hai tại thời điểm đó -> bạn sẽ biết nên đập hay không.

    + Làm sao để gài được đối phương nâng lên cho mình thoải mái công phá ?

    Cái này chiến thuật quan trọng. Đối phương yếu chỗ nào nhất? Tìm cách ép phải, ép trái, ép trên, ép dưới ... miễn sao cuối cùng ép được ngay chỗ yếu của hắn, thế là hắn nâng cầu lên cho mình xơi thôi. Lúc này chỉ cần áp dụng quả bụp cầu mà mình đã tu luyện lâu năm là xong. Love (măm măm)
    Ví dụ đa số là yếu trái tay (back hand). Gài cầu dài thế nào mà hắn không lách mình qua kịp để dùng forehand cover là hắn phải dùng backhand thôi. Cái sân cầu to thế, thiếu gì cách để ép người ta. Very Happy
    Thỉnh thoảng có vài người điểm yếu lại là trên lưới. Không có khả năng bắt (dằn) lưới tốt. Hoặc không có khả năng nâng cầu sâu ra cuối sân. Đấy là thời điểm mà anh em có thể dùng để dứt điểm.

    + Có phải đánh với ai cũng dùng bài : "Nhồi cầu - Gài cầu - Dứt điểm" ?

    Không hắn vậy. Nhồi - gài - dứt điểm là kỹ năng mà mình phải có. Nhưng không phải là duy nhất. Surprised
    Có thể nhờ vào sức dẻo dai, kỹ thuật toàn diện để phòng thủ chặt. Khiến đối phương make mistakes. Hoặc kiên nhẫn chờ đợi thời cơ khi đối phương mất thế (vd thể lực kém hoặc mất bình tĩnh) để khống chế đối thủ. Lúc búa lúc xoa. Ăn chắc. Kiss

    + Trước khi đập cầu, anh em nên làm gì?

    Tất nhiên la phải suy nghĩ kỹ rồi. Quả đập = nhiều sức lực tung ra. Đừng để phí. Nên nghĩ gì? Check list below !
    Đập trái cầu này xác suất vào sân là bao nhiêu?
    Đập trái cầu này xác suất ăn điểm là bao nhiêu?
    Đập trái cầu này xong, thể lực mình còn là bao nhiêu, đủ theo cầu hết trái này không?
    Đập trái cầu này xong, kế theo là tình huống gì? Xử lý tình huống này thế nào?
    Đập trái cầu này có cần dùng 100% công lực?
    Có cách nào khác vẫn ăn điểm (at least vẫn chiếm ưu thế) nếu không đập cầu?



    Sưu Tầm.
    Tags:
  2. hieuthienthan

    hieuthienthan
    Mới Tập Cầu Lông

    Thank bạn..

    Theo mình thấy thì trong 1 trận đấu nếu đập quá nhiều thì sẽ rất tốn sức, thậm chí bị căng cơ nữa là khác
  3. tranvantam.0421986

    tranvantam.0421986
    Mới Tập Cầu Lông

    Up lại cho đắt khách -------------------

Chia sẻ trang này

Đang tải...