[Tập Luyện] KĨ THUẬT DI CHUYỂN ĐƠN BƯỚC.

Thảo luận trong 'Tập Luyện Thể Lực - Chấn Thương' bắt đầu bởi Editor VNB, 21/11/13.

  1. Editor VNB

    Editor VNB
    Biên Tập Viên VNB

    Di chuyển trong luyện tâp và thi đấu cầu lông là một trong những kĩ thuật rất quan trong và cần được tiếp thu đầu tiên. Muốn đánh được cầu đúng kĩ thuật hoặc phối hợp tốt trong thi đấu thì cần phải tập luyện đến mức tự động hóa các kĩ thuật di chuyển trong cầu lông. Để đạt thành tích thi đấu cao cần có sự phối hợp hết sức chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các động tác kĩ thuật với nhau. Chỉ riêng động tác nhanh tay, mạnh cũng chưa đủ mà còn phải biết kết hợp hài hòa các bước di chuyển của chân với mỗi kĩ thuật của tay trong từng vị trí, từng thời điểm một cách hợp lí, thông minh sáng tạo mới mong giành được thắng lợi trong mỗi trận đấu. Trong cầu lông, kĩ thuật di chuyển được chia làm 3 loại sau:

    - Di chuyển đơn bước

    - Di chuyển nhiều bước

    - Di chuyển nhảy bước

    Sau đây tôi sẽ hướng dẫn bạn cách di chuyển đơn bước:
    Di chuyển đơn bước là sự di chuyển chỉ có sự thay đổi vị trí của một chân, còn chân kia vẫn giữ nguyên, kĩ thuật này được sử dụng nhiều trong các trường hợp cầu đối phương đánh sang ở gần người ( bên phải, trái hoặc trước, sau, sát người). Kĩ thuật di chuyển này thường được áp dụng phối hợp với các kĩ thuật phòng thủ của cầu lông.

    Tư thế cơ bản (TTCB) của kĩ thuật di chuyển đơn bước giống như TTCB thứ nhất.

    1.1 Di chuyển tiến phải

    Nếu đối phương đánh cầu sang ở bên phải, phía trươc thì dùng chân trái làm trụ, chân phải bước chếch lên trước sang phải một bước dài, ngắn tùy theo điểm cầu rơi, góc bước khoảng 450 , chân phải khuỵu gối, trọng tâm dồn nhiều vào chân phải, người hơi đổ về phía trước tư thế đánh cầu phải.
    ki-thuat-di-chuyen-cau-long.png
    1.2 Di chuyển tiến trái

    Nếu đối phương đánh cầu sang ở bên trái phía trước vẫn dùng chân trái làm trụ, mũi chân xoay sang trái tạo với hướng đánh cầu một góc 800- 900. Chân phải bước lên trước vòng sang trái một bước dài, ngăn tùy theo điểm cầu rơi. Trọng tâm dồn nhiều vào chân phải rồi kết hợp với động tác đánh cầu trái.

    1.3 Di chuyển lùi phải

    Nếu cầu rơi sát người hoặc phía sau bên phải thì dùng mũi chân trái làm trụ, xoay gót chân sang trái. Chân phải bươc lùi về sau một bước rộng 50 – 60cm góc bước khoảng 1350 toàn thân tạo thành tư thế đánh cầu phải.

    1.4 Di chuyển lùi đánh trái

    Nếu cầu rơi sát người hoặc phía sau bên trái thì dùng mũi chân phỉa làm trụ, xoay gót bàn chân sang trái. Chân trái bước về sau sang trái một bước 50 – 80cm góc bước khoảng 1350 toàn thân ở tư thế đánh cầu trái.



    Tổng hợp từ Internet.
    Tags:

Chia sẻ trang này

Đang tải...