[Tập Luyện] Khắc phục mỏi và co cứng cơ,Kiểm tra thể lực trong cầu lông

Thảo luận trong 'Tập Luyện Thể Lực - Chấn Thương' bắt đầu bởi Editor VNB, 17/12/13.

  1. Editor VNB

    Editor VNB
    Biên Tập Viên VNB

    +_Khởi động trước khi tập (làm nóng)

    + Vận động toàn thân nhẹ nhàng trong 5 - 10 phút để tim tăng dần lượng máu đến cơ quan vận động, giúp làm ấm và mềm cơ trước khi kéo giãn, dịch khớp tăng lên làm giảm ma sát, xung thần kinh dẫn truyền hiệu quả hơn làm tăng phản xạ. Bạn có thể chạy chậm, đạp xe tại chỗ, nhảy dây… cho đến khi ra mồ hôi là đủ.
    + Kéo giãn các gân cơ trong vòng 10 - 15 phút giúp làm mềm các gân cơ và dây chằng, tăng biên độ hoạt động của khớp. Bạn cần kéo giãn các nhóm cơ chính: cổ, lưng, hông… Tùy đặc thù của mỗi môn thể thao, bạn cần tập trung kéo giãn các nhóm cơ thường sử dụng và chịu lực, nhưng nên kéo giãn từ từ, không được gây đau.

    - Tập dượt các động tác thường dùng trong môn thể thao mình chọn trong 10 phút, mục đích làm tăng sự phối hợp nhịp nhàng của cơ thể, làm giảm nguy cơ chấn thương… Bạn có thể chạy tốc độ từng đoạn ngắn hay chạy qua lại giữa hai vị trí.

    - Chú ý: Sau khi tập luyện, bạn cần phải kéo giãn và thả lỏng (làm nguội) để cơ thể hồi phục.

    + Làm nguội trong 5 phút: Giống như làm nóng bằng cách chạy chậm, đi bộ, đạp xe tại chỗ từ từ.

    + Kéo giãn bằng cách làm ngắn gọn những động tác trong giai đoạn kéo giãn giúp cơ bắp giữ được độ dẻo, không bị cứng quá nhanh.
    0o0
    1461819_711290512215473_466592141_n.jpg
    Kiểm Tra thể lực trong môn cầu lông
    Ngoài ra, tố chất thể lực là năng lực về cơ năng biểu hiện ra vận động thông qua tốc độ di chuyển, lực bột phát của tay, chân. Thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
    1. Chạy 50m: Dùng để đo tốc độ từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá tốc độ chuyên môn, người nào có trình độ kỹ thuật cao thì tốc độ cũng nhanh. Trong Cầu lông tốc độ được thể hiện thông qua năng lực di chuyển, biến tốc nhanh
    2. Bật xa, bật cao tại chỗ: Được sử dụng để đánh giá lực bột phát của chân. Trong cầu lông sức mạnh của chân đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp cho Vận động viên có thể di chuyển nhanh để đến và đánh một quả cầu ở mọi vị trí trên sân.
    3. Chạy 800m hoặc 1500m: Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sức bền của hệ thống tim, mạch và hô hấp của Vận động viên. Xu hướng hiện nay cho thấy, trong các trận đấu đỉnh cao ngày càng đòi hỏi cao về sức bền và sức bền tốc độ. Tùy thuộc vào các nhóm tuổi khác nhau mà chọn cự ly cho hợp lý.
    4. Ném quả cầu lông xa: Được sử dụng để đánh giá lực bột phát khi tay làm động tác ném cầu. Thực hiện động tác ném quả cầu lông xa giống như động tác đập cầu. Do đó có thể sử dụng chỉ tiêu này để kiểm tra sức mạnh chuyên môn.
    5. Nhảy dây đơn hoặc kép: Đây là bài tập thường được áp dụng cho các Vận động viên cầu lông, phản ánh khả năng phối hợp và sức bền của VĐV.
    6. Di chuyển ngang, di chuyển dọc, di chuyển về 4 góc sân: Ba chỉ tiêu này là sự vận dụng linh hoạt, phối hợp của 5 bước di chuyển cơ bản (bước đệm, bước vượt, bước đạp, bước liền và bước nhảy), được sử dụng để đánh giá năng lực tố chất chuyên môn của VĐV.

    Tổng hợp từ Internet
    Tags:
  2. ramboviking

    ramboviking
    VĐV Phong Trào

    Lâu lâu chơi 1 lần là cơ tay, cơ chân mình căng cứng mặt quần chặt ních luôn. Mỗi lần như vậy mình đều uống thuốc giãn cơ để nhanh hết đâu. Tại vì giờ không có điều kiện nên không đánh cầu liên tục được nữa rồi

Chia sẻ trang này

Đang tải...