Kỹ thuật cầu lông hiện đại

Thảo luận trong 'Kỹ Thuật Cầu Lông Cơ Bản - Nâng Cao' bắt đầu bởi BuiDat, 14/12/11.

  1. BuiDat

    BuiDat
    VĐV Bán Chuyên

    Với cầu lông , một môn thể thao rất phổ thông đại chúng, nhiều người chơi và nhiều người đam mê. Nhất là khu vực châu Á và người Việt nam thì môn thể thao này rất phát triển. Chỉ có một điều thắc mắc bao nhiêu năm qua của thể thao Việt nam nói chung và cầu lông nói riêng, là tạ i sao trong khu vực toàn các nước rất mạnh về cầu lông, mà VN vẫn là một vùng trũng không thể vượt qua. Ngay cả khi Tiến Minh nổi lên chen chân vào Top 10 thế giới, nhưng rõ ràng thành tích của tay vợt này ngoài mấy giải trên sân nhà, vẫn chưa có gì Đáng Ghi Nhận cả....

    [​IMG]

    Nói tới cầu lông, vì là một môn dễ chơi và gần gũi, cho nên hầu hết mọi người VN đều có một tư duy trực quan rất thực dụng về môn này, nó còn thực dụng hơn cả môn Quần vợt mà tôi phải rất vất vả để giúp cho các bạn chơi Quần vợt vượt ra khỏi yếu tố này để Tiếp cận với Quần vợt bằng con đường khoa học. Cầu lông cũng thế, muốn thực sự hiểu đúng về nó và chơi nó với đẳng cấp, bạn phải tiếp cận nó bằng con đường khoa học, bằng các quy luật vật lý toán học đã được chứng minh. Nếu không, tất cả chỉ là Cảm Giác, một ngày nào đó Cảm Giác Cầu của bạn mất đi, đứng trên sân bạn chỉ còn là ...."Thằng Ngốc"....khi cứ đứng im nhìn đội bạn ghi điểm hoặc bạn tạ o ra những đường cầu rất "vớ vẩn".

    Ngày nay trên sân đấu cũng như trong các trường dậy Cầu lông, người ta hay nói nhiều về VĐV Sử dụng Cổ tay khi đập cầu, hay cú đánh của anh ta sử dụng cổ tay rất lắt léo....Từ đó hình thành nên một trào lưu của người Việt nam là Cố gắng Tập chơi cầu lông bằng Cổ tay. Về phương diện khoa học Y học, cổ tay là một khu vực không có hệ thống cơ riêng biệt, các cơ của cẳng tay đi tới khu vực bàn tay qua khu vực cổ tay... Vì thế không thể chỉ sử dụng đơn thuần cổ tay để chơi cầu lông được. Trên thực tế các VĐV cao cấp khi đánh cầu có sử dụng yếu tố cổ tay rất nhạy cảm thêm vào trong các cú đánh của mình mà thôi, còn khi vợt tiếp cầu - tất cả họ đều sử dụng một cổ tay cố định. Cổ tay có vẻ Gập rất nhiều trong cú đánh, thực tế đó là sự thư giãn cơ của các VĐV sau khi thực hiện một kỹ thuật khó và gấp gáp. Chơi cầu lông với một cổ tay cố định là yếu tố tiên quyết để đảm bảo quả cầu đi chuẩn xác và ổn định.

    Nhiều người hỏi rằng Tại sao trên TiVi ta thấy các VĐV sử dụng nhiều cổ tay và đưa được cầu tới những vị trí rất khó. Còn trên thực tế nếu họ đánh cầu thẳng thì không thể đưa cầu tới các vị trí đó được, còn khi sử dụng cổ tay lại có thể đưa cầu tới vị trí đó, như vậy rõ ràng các VĐV đó phải sử dụng cổ tay??! .... Thực chất các VĐV khi đưa cầu tới các vị trí khó trên sân không phải bằng cổ tay, cũng không phải bằng cách đưa cầu thẳng tới đó. Nếu các bạn quan sát kỹ, hầu hết các kỹ thuật đánh cầu khó đều đựơc thực hiện khi các VĐV này không thể quan sát sân, họ hoặc đang quay lưng về phía lưới, hoặc đang quan sát cầu trên cao thậm chí mặt còn đang cắm xuống đất.... Vì thế không thể đưa cầu thẳng tới vị trí khó bên kia lưới, cũng không thể dùng cổ tay để lái cầu theo cảm giác được.... tất cả họ đều phải sử dụng mặt vợt tiếp cầu theo đúng quỹ đạo của vòng Xoáy trong cầu lông, từ các quỹ đạo vật lý đã được chứng minh đó, cầu sẽ di chuyển tới đúng vị trí bên kia lưới.

    [​IMG]

    Vậy chơi cầu lông khoa học là như thế nào?. Nếu bạn đang đứng ở góc cuối sân, rất đơn giản các bạn phải hiểu rằng để đánh một quả cầu dọc biên và một quả cầu chéo sân xuống cuối sân của đối phương, bạn chỉ có khoảng 10 độ ( trong 360 độ không gian ) để thực hiện nó, trên thực tế không VĐV chuyên nghiệp nào dám di chuyển mặt vợt quá 8 độ cả. Vì thế để thực hiện một cú đánh dọc biên và một cú chéo sân hai quỹ đạo vợt là gần như nhau, hãy cầm vợt và thử di chuyển mặt vợt 8 độ, bạn sẽ thấy nó hẹp như thế nào, đó là lý do Cầu lông là một môn thể thao cực kỳ hẹp, phải hình dung sân cầu như một cái ống hẹp chứ không phải là một khoảng trống rộng mênh mông để ta có thể dễ dàng đưa cầu đi khắp hai bên cho đối phương mệt nhoài....mà ta thì không phải suy nghĩ gì về kỹ thuật. Còn nếu bạn đang đứng ở giữa sân nơi đường giao cầu đôi, để đưa cầu về hai góc xa cuối sân của đối phương, bạn chỉ có 5 độ di chuyển mặt vợt cho mỗi hướng, thế nên đánh cầu cao sâu tới khu vực giữa nơi đường cuối sân của đối phương luôn là sự lựa chọn của mọi VĐV, độ di lệch của nó ra hai bên là vừa. Đó là khoa học toán học hoàn toàn có thể chứng minh được.

    Lưới căng trên sân là khá thấp.... rất nhiều người chơi cầu lông đã tưởng như thế và kết quả họ thường thực hiện những đường cầu Chạm lưới và không qua sân, ngay cả với những tay vợt có chiều cao 195cm. Thực tế với chiều cao 152-155cm, lưới sân cầu lông là cả một bức tường cao kinh khủng, đặc biệt khi cầu rơi ở khu vực sát lưới 2 mét thì bạn phải đưa quả cầu lên với góc gần như thẳng đứng thì mới hy vọng cầu qua lưới. Để thực hiện được các kỹ thuật đánh cầu qua lưới, các VĐV chuyên nghiệp đều hiểu rằng lưới trên sân rất cao và nếu chỉ đưa cầu Thẳng sang, khả năng cầu xuống lưới là rất lớn vì lực hút của trái đất sẽ kéo quả cầu đi xuống sớm hơn. Vì thế tất cả các VĐV chuyên nghiệp đều phải chú trọng sử dụng các kỹ thuật để tạo thành các quỹ đạo cầu xoáy rất phức tạp, vừa không bị lưới cản trở - lại đưa cầu tới đựơc những vị trí khó trên sân.


    Vậy những vòng xoáy trong cầu lông là gì, và tại sao lại phải quan tâm tới chúng. Vì quả cầu lông có những cái "lông vịt" cho nên hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chỉ cần đánh thẳng vào phần đế cầu là được, thêm chút điều khiển bằng cổ tay nữa là muốn đưa cầu tới đâu thì tới... Thực chất nếu bạn biết rằng chữ Cầu là để chỉ hình Cầu ( hình Tròn ), vì thế các VĐV chuyên nghiệp tiếp cận môn này là tiếp cận với một vật Hình Cầu không có Lông trên đó. Những chiếc lông chỉ có tác dụng định hướng và thay đổi tốc độ vật lý của Cầu chứ không làm ảnh hưởng tới nguyên tắc tiếp cận của Vợt với Quả Cầu.

    Cầu lông hiện đại ngày nay, chiếm được không gian là chiếm được lợi thế, chính vì thế kỹ thuật đánh cầu sử dụng Xoáy Ngang được phát triển rất nhiều. Trong không gian 3 chiều (3D), các cú xoáy ngang thuận cuối sân thường gọi là cú Chém, còn các cú xoáy ngang ngược từ cuối sân gọi là các cú Xoáy Dừng. Tuy nhiên khi đang ở khu vực 2 mét sát lưới, các kỹ thuật tạo Xoáy Dọc ( xoáy đứng ) được sử dụng là chính, người ta hay gọi là cú "Cắt qua đít quả cầu". Thực chất các VĐV đang sử dụng kỹ thuật tạo xoáy Dọc Thuận chiều ( xoáy lên ) hay xoáy Dọc Ngựơc chiều ( xoáy xuống ) với hai loại kỹ thuật này sẽ tạo thành hai quỹ đạo cầu khác nhau và đưa cầu tới các vị trí khác nhau.... Tất nhiên các kỹ thuật đánh cầu thẳng thông thường còn gọi là cú Nâng cầu vẫn nhìn thấy ở đâu đó trên sân qua các cú Phông hay các cú bỏ nhỏ gần lưới căn bản....

    Với các VĐV cao cấp, thông thường sử dụng các kỹ thuật xoáy hỗn hợp rất phức tạp. Với những cú Đập cầu từ giữa sân tới gần lưới, họ sử dụng kỹ thuật đập cầu thẳng - Flat là chính, nhưng từ sau vạch phát cầu đánh đôi, họ thường sử dụng đập cầu có xoáy để chống lại sự đi xuống lưới của cầu thẳng. Trong các kỹ thuật phòng thủ càng phức tạp, mỗi vị trí tiếp cầu họ có thể sử dụng các loại xoáy hỗn hợp pha giữa Xoáy Dọc và Xoáy Ngang tạo nên các quỹ đạo bay rất phức tạp khó đoán. Ngay cả những cú Phông cầu ngày nay cũng không còn sử dụng cú Nâng bằng cầu Thẳng như trước kia nữa mà được tạo xoáy ngược rất khó chịu, gọi là Phản Xoáy để chống lại các loại Cầu Xoáy do đối phương tạo ra.... Đó cũng chính là lý do mà ngày nay các loại Vợt cầu lông được sản xuất dựa theo tiêu chuẩn Flexible. Khả năng xoắn vặn và chịu đựng xoắn vặn của Vợt là tiêu chí chính để đánh giá vợt cầu lông có phù hợp với yêu cầu của VĐV hay không. Vì để tạo Xoáy cho Cầu, các VĐV sử dụng vợt để xoắn vặn rất nhiều...Và cũng chính vì các loại xoáy hỗn hợp được tạo ra, cho nên các đường cầu trên sân rất lắt léo, khó đoán và đẹp mắt....còn VĐV thì cũng phải chịu đựng sự xoắn vặn cơ thể tương ứng mới tạo ra được những vòng xoáy đó.

    [​IMG]

    Khi nói về cầu lông hiện đại, với những thay đổi về Luật thi đấu thời gian vài năm trở lại đây đã hình thành nên một thế hệ VĐV chơi cầu lông thuần tuý chỉ là những lối chơi vô cảm, chộp giật và trộm cướp . Những trận cầu chỉ kéo dài trung bình 30 phút và lượng khán giả đến sân theo dõi giảm đi một cách đáng kể khiến người ta đã nghĩ tới tình trạng giống như bóng bàn . Nơi mà các tay vợt TQ cũng đã chiếm hết đất diễn và để lại một khán đài trống trơn vì không còn có gì để xem ở đó..... Tuy nhiên, không nên để điều đó ảnh hưởng đến cách tiếp cận môn cầu lông, một môn chơi rất đẹp mắt và thú vị. Hãy nhìn các giải đấu ở Châu Âu đang diễn ra, lượng khán giả đến sân vẫn chật cứng với giá vé không hề thấp từ 15-40 Euro/người. Hay các giải đấu biểu diễn của những tay vợt hàng đầu thế giới trong những năm trước đều thu hút rất nhiều người hâm mộ....và ở đó kỹ thuật - chiến thuật cầu lông vẫn thể hiện hết vẻ đẹp thể thao của nó cho dù chơi với cùng một luật.

    Với cầu lông ngày nay, sau những thay đổi liên tục về luật, hiện nay luật thi đấu 21 tính điểm trực tiếp đã khiến cho cuộc đấu trở nên khốc liệt và cho dù giải thưởng đã nâng cao đáng kể nhưng vẻ đẹp cũng như sự hoàn thiện của môn thể thao này đã không còn như trước nữa. Hầu hết các tay vợt trẻ ngày nay đựơc coi là Mất Căn Bản và chỉ có lối thi đấu trộm giật, không có chiến thuật cụ thể nào và cũng không tạo thành một phong cách chơi ổn định. Khác với các tay vợt hàng đầu trước đây, khi lâm vào tình thế khó khăn họ mới bộc lộ rõ bản lĩnh thực sự của mình. Còn các tay vợt ngày nay khi gặp khó khăn họ Vỡ Trận rất nhanh, có thể xem hai trận Chung kết đơn nam của hai kỳ Olympic gần đây khi Lindan thua Taufik Hidayat quá nhanh ở Hy lạp và Lee Chong Wei thua cực kỳ nhanh khi gặp Lindan ở Bắc kinh....Hay quan sát Tiến Minh thi đấu nơi các đấu trường lớn và khi đấu tại giải quốc nội là hai khuôn mặt khác hẳn nhau. Đó là những ví dụ điển hình của tình trạng mất căn bản của VĐV ngày nay, không còn kỹ thuật chiến thuật dài hơi như trước đây... Tuy nhiên những tay vợt nhiều tuổi của lớp VĐV cũ như Taufik Hidayat - Peter Gade hay bộ đôi Vijaya Chandra-Tony Gunawan trong đánh đôi...dù tuổi tác đã trên dưới 30 nhưng vẫn giữ đựơc phong độ cao và luôn ở trong Top 10 cả chục năm nay, cho thấy rằng Căn Bản vẫn là một nền tảng bảo đảm sự ổn định trong kỹ chiến thuật của một VĐV..... Vì thế hy vọng rằng bài viết này vẫn có thể đem tới cho các bạn một cái nhìn căn bản về Cầu lông hiện đại. Tôi không nói rằng các bạn học theo lối căn bản và tốn nhiều thời gian là tốt nhất, vì luật chơi đã thay đổi. Nhưng cách tiếp cận nó vẫn là hiện đại nhất và là con đường tốt nhất nếu bạn muốn tiếp cận Cầu lông đỉnh cao với đúng ý nghĩa của nó.
    Tags:
  2. vnbadminton152

    vnbadminton152
    VĐV Chuyên Nghiệp

    bài viết hay, thế mà từ xưa tới giờ mình cứ tưởng đánh cầu lông chủ yếu là dùng cổ tay @-)
    nhưng mà dài quá chìu đọc tiếp thank cho chủ thớt 1 phát nào ;))
    BuiDat thích bài này.
  3. lumcauchuyennghiep

    lumcauchuyennghiep
    VĐV Chuyên Nghiệp

    đọc bài này hiểu ra nhiều vấn đề mà trước giờ không hiểu.

    phải đi học lại căn bản thôi
    BuiDat thích bài này.
  4. vnbadminton152

    vnbadminton152
    VĐV Chuyên Nghiệp

    học lại căn bản với người biết đánh rồi ko khác bắt mình bỏ người yêu cả :))
  5. superadmin

    superadmin
    Administrator
    Ban Quản Trị

    a cũng post bài này rùi. nhưng cũng thanks đạt nhé. hé hé =))
    BuiDat thích bài này.

Chia sẻ trang này

Đang tải...