5 LỖI TẬP ĐÁNH CẦU LÔNG SAI QUÁ SAI CẦN NGỪNG NGAY LẬP TỨC

Thảo luận trong 'Tập Luyện Thể Lực - Chấn Thương' bắt đầu bởi ShopVIP, 8/2/18.

  1. ShopVIP

    ShopVIP
    Biên Tập Viên VNB

    Cầu lông là môn thể thao giúp bạn duy trì được sức khỏe, sắc đẹp , vóc dáng. Tuy nhiên, nếu tập đánh cầu lông sai cách có thể bị tác dụng ngược. Dưới đây là 5 phương pháp tập sai cách bạn phải dừng ngay.

    1. Tập đánh cầu lông nhưng không khởi động

    Khởi đông là khâu rất quan trọng trong cầu lông. Giúp chuyển tiếp trạng thái quen dần với những động tác tung, hứng cầu, xoay người, chuyển động nhanh mà không bị căng, rút cơ.

    Đồng thời khởi động sẽ giúp nhịp tim tăng lên một cách từ từ để quen dần với cường độ dùng sức trong khi đánh cầu. Oxy cho cơ thể lúc này được tăng lên và lưu lượng máu đến cơ bắp toàn thân cũng tương tự. Tăng cường độ đàn hồi của cơ bắp tránh tổn thương như bong gân, trặc tay, chân, trẹo hông khi xoay người hay trẹo cổ khi thực hiện các động tác xoay vai đón cầu.

    [​IMG]
    Tập đánh cầu lông để cải thiện vóc dáng. Ảnh: Internet.
    Thêm nữa, nếu không khởi động, nhịp tim bị tăng đột ngột, cơ thể thiếu oxy có thể sẽ bị ngất, về lâu dài thậm chí dẫn đến thiếu oxy não.

    2. Tập đánh cầu lông không đúng tư thế

    Thường xuyên đưa 2 tay lên xuống một cách vô thức, điều này khiến bạn không thể phản ứng nhanh, di chuyển bị lỗi nhịp bắt cầu, đành phải cứu cầu bằng những cú vớt, mất đi cơ hội tấn công, thậm chí với tay quá nhiều còn khiến bạn bị rút cơ tay, trật khớp tay… Do đó, trong tập đánh cầu lông, cần nhớ tay cầm vợt luôn nằm ở tư thế chờ cầu, tay còn lại ở thế định hướng cầu bay.

    Vị trí chân và di chuyển sai: Bạn nên tập luyện cách di chuyển như cách bước chân, nhảy nhịp, nhún kéo chân, xoay nửa người, cả người đúng kỹ thuật hàng ngày. Điều này giúp bạn bỏ phí bớt sức lực tiêu hao khi phải liên tục đuổi theo cầu thay vì đón cầu vì chân đặt sai vị trí. Đồng thơi, mũi chân di chuyển không đúng phương pháp có thể bị vấp vào ngay gây tổn thương cho bản thân.

    Xoay và đánh trở cánh tay liên tục: thay vì đó hãy học cách xoay cổ tay hợp lý để không phải tốn sức mà vẫn đón cầu nhanh, bắt kịp nhịp và định hướng để đánh trả.

    Dồn lực vào một chân: Thông thường những người mới tập đánh cầu lông hay bị vấn đề này khiến khi chơi xong một chân bị mệt lã, lâu dài, hai chân săn chắc không đều. Trong kỹ thuật cầu lông đúng, khi chân tiên lên thì dồn lực lên, giữ đầu gối ở vị trí phía sau ngón chân, bởi nếu đẩy đầu gối về phía trước sẽ tạo áp lực lên các khớp kéo căng đầu gối có thể gây thương tích. Khi lui về lực phải rút toàn bộ ra chân sau để làm đòn đỡ vững chắc những cú ngã người phía sau đón cầu.

    3. Tập đánh cầu lông không đúng kế hoạch

    Sai lầm nhất trong tập đánh cầu lông chính là chưa luyện xong những kỹ thuật đơn giản, cơ bản mà đã nôn nóng luyện những skill khó, skill cho người đánh lâu năm. Bạn nên tập luyện theo đúng thức tự, từ dễ đến khó, kiên trì thực hiện động cho bằng được động tác này mới chuyển đến động tác kế tiếp. Nếu học nhảy, bài nào cũng học rồi, nhưng lại không động tác nào chuẩn cả, hệ lụy kéo theo là thời gian học sẽ dài ra và kết quả lại không được như ý.

    4. Học bù

    Hôm nay bạn lười, không muốn đi tập đánh cầu lông, đinh ninh trong đầu rằng hôm sau sẽ tập bù không vấn đề gì. Nhưng, đó là một quan niệm sai lầm, cách bù đắp này khiến bạn sẽ bị đuối sức, thậm chí một vài động tác do tập quá thời gian cũng làm bạn mệt mỏi kéo dài. Và hôm nay lại phải trở về vòng tuần hoàn lẩn quẩn kia để rồi kết quả nhận được chỉ là sự mệt mỏi chứ trình độ thì không nhiều.

    Xem thêm: BÀI TẬP CỔ TAY BẰNG CHAI NƯỚC: NHANH, RẺ VÀ HIỆU QUẢ

    5. Nhịp thở không đúng

    Trong tập đánh cầu lông, nhịp thể khá quan trọng giúp bạn điều hòa sức lực cũng như đảm bảo được sức khỏe. Hít thở và giữ nhịp trong cầu lông giúp bạn chơi tốt hơn rất nhiều. Nhiều trường hợp mỗi khi đón cầu, ta thường nín thở để tập trung và đưa ra quyết định chính xác hơn. Nhưng nếu nín thở như vậy liên tục sẽ gây hại rất nhiều cho sức và lực của bạn.

    Điểm mấu chốt là bạn cần hít sâu khi tung cầu, hứng cầu và cần kết hợp thở ra khi đánh trả cầu; Khi hít vào phải phình bụng ra để chứa khí và cong lưỡi lên vòm hầu thì khi đó cơ hòanh được đẩy xuống dưới bụng để buồng phổi chứa khí, trái với thói quen thường thì khi ta hít vào hay hóp bụng vào; Khi thở ra phải hóp bụng vào để đẩy khí ra, lưỡi đưa thẳng theo hướng kẻ chân răng thì khi đó cơ hòanh được đẩy lên phía ngực tống khí ra ngòai.

    Chức năng của mũi là hít và thở, không nên há miệng ra để làm nhiệm vụ đó vì sẽ mang vô số vi khuẩn vào miệng và khi thở ra bằng miệng sẽ làm khô cuống họng, dễ gây viêm nhiễm, dị ứng, rối loạn nhịp…

    Trên đây là 5 lỗi thường gặp nhất trong tập đánh cầu lông cho cả người mới chơi hoặc lâu. Với những điều trên nếu làm không đúng cách sẽ hạn chế trình độ cũng như lối chơi cầu của bạn, vì vậy nếu bạn bị ở trường hợp nào cần phải thay đổi ngay nhé!

    Xem thêm: NHỮNG HIỆU QUẢ BẤT NGỜ CỦA MÔN CẦU LÔNG VÀ CÁCH CHƠI CẦU LÔNG ĐÚNG CHUẨN
    Tags:

Chia sẻ trang này

Đang tải...