Chiến thuật đánh đơn (Đọc 98 lần)

Thảo luận trong 'Kỹ Thuật Cầu Lông Cơ Bản - Nâng Cao' bắt đầu bởi superadmin, 5/12/11.

  1. superadmin

    superadmin
    Administrator
    Ban Quản Trị

    Trong đánh đơn ở môn cầu lông, chiến thuật căn bản là ép đối phương phải di chuyển càng nhiều càng tốt. Hệ quả là:

    - Càng phải di chuyển càng bị tiêu hao thể lực;
    - Càng phải di chuyển nhiều (khoảng cách xa, hướng trái ngược) thêm vào đó là thể lực suy giảm dần sẽ dẫn đến những cú đánh cầu yếu và không chính xác.

    Như vậy, khi ép được đối phương phải di chuyển nhiều bạn đã có nhiều cơ hội hơn để thực hiện những cú dứt điểm.

    Chú ý rằng, chiến thuật đánh đôi (gài cầu- đập cầu) không áp dụng được trong đánh đơn. Không như trong đánh đôi khi bạn đập có người bọc lót lưới cho mình, trong đánh đơn tất cả chỉ có ... một mình bạn, và phải nói rằng rất khó bao quát hết sân khi chỉ có một mình! Đập cầu từ cuối sân xong lại phải lao lên giữ lưới, bạn đang tiêu hao thể lục của chính mình! Do đó bạn phải hết sức cân nhắc khi thực hiện những cú đập cho dù bạn sở hữu những cú đập uy lực. Ép đối phương chạy khắp sân nên luôn là chiến thuật hàng đầu trong đánh đơn cầu lông.
    [​IMG]

    1/ Vị trí trung tâm trên sân cầu lông

    - Khái niệm vị trí trung tâm trên sân cầu lông (cho thể loại đánh đơn) xuất phát từ ý tưởng người chơi nên đứng ở đâu để có thể bao quát hết sân. Tức là, từ vị trí trung tâm người chơi có thể di chuyển đón đánh có hiệu quả mọi đường cầu từ phía đối phương. Vậy, vị trí trung tâm là ở đâu?

    - Thực ra không có một vị trí trung tâm cố định mà nó sẽ thay đổi tuỳ theo diễn biến của trận đánh. Có vài yếu tố ảnh hưởng đến vị trí trung tâm của bạn:

    - Bạn vừa đánh cú gì?

    - Cần bao nhiêu thời gian để bạn trở về tư thế chuẩn bị sẵn sàng?

    - Điểm mạnh-yếu về kỹ thuật của bạn và đối phương.

    a. Vị trí trung tâm tuỳ thuộc vào bạn vừa có cú đánh trả thế nào.

    * Nếu bạn vừa có một cú gài lưới thì vị trí trung tâm của bạn nên là ở vùng gần lưới. Cú gài của bạn càng sát lưới thì vị trí trung tâm của bạn cũng càng phải sát về phía lưới vì chắc chắn rằng đối phương sẽ chỉ có một trong những khả năng sau:

    - hoặc là đẩy cầu qua lưới bằng một cú net spin;

    - hoặc là kéo lưới;

    - hoặc là nâng cầu lên thật cao.

    Trong mọi trường hợp sau khi bạn bám lưới tốt, bạn đều có thể kiểm soát được những cú trả cầu như vậy của đối phương bằng những cú chụp lưới, gài lưới trả lại, hay hoàn toàn đủ thời gian lùi lại đập cú kết thúc.

    * Nếu bạn vừa có một cú đẩy cầu sâu bổng về sân đối phương, phía tay phải của bạn, bạn nên di chuyển vị trí trung tâm của mình sang phải một chút. Rất nhiều khả năng đối phương sẽ thực hiện cú đập phía bên tay phải của mình vì đó là vị trí mà đường cầu đi ngắn nhất nên bạn sẽ ít có thời gian di chuyển hơn. Chủ động di chuyển vị trí trung tâm của mình trước (sang phải một chút) chính là để bạn có thể đón cú đánh của đối phương trong tư thế đã sẵn sàng.

    Dưới đây là vài đề nghị tổng quát trong việc di chuyển vị trí trung tâm:

    - Bạn đánh cầu qua sân đối phương về bên nào thì di chuyển vị trí trung tâm của mình qua bên cùng hướng một chút.

    - Bạn vừa đánh cầu bổng lên thì nên lùi sau một chút.

    - Bạn vừa gài lưới thì hãy bám lưới.

    - Còn nếu bạn vừa đập cầu thì sao? Không có nhiều lựa chọn cách di chuyển vị trí trung tâm trong trường hợp này, vì bạn gần như có rất ít thời gian để trở về tư thế chuẩn bị!

    b. Điều chỉnh vị trí trung tâm tuỳ theo điểm mạnh-yếu về kỹ thuật của bạn và của đối phương

    Có thể xem các ví dụ sau đây:

    - Nếu bạn đánh trái tay không mạnh, hãy di chuyển vị trí trung tâm của mình sang trái một chút để đánh cú chéo đầu thay cho cú trái tay.

    - Nếu bạn mạnh phía bên nào hãy di chuyển vị trí trung tâm của bạn dịch xa phía bên đó một chút. Điều này vẫn bảo đảm khả năng kiểm soát phần sân bên mạnh đồng thời tăng thêm được sự kiểm soát phần sân bên yếu.

    - Nếu đối phương có cú bỏ nhỏ chéo sân "bén" hơn các cú đánh khác, bạn hãy di chuyển vị trí trung tâm của mình lên trước và về phía chéo sân một chút để sẵn sàng cho tình huống địch thủ bỏ nhỏ chéo sân.

    - Nếu địch thủ là người dễ "lộ bài" (có lối đánh ít thay đổi, chỉ một "khuôn") hãy cố gắng "bắt bài" đối phương bằng cách đưa đối thủ vào "bài" (đánh cầu về hướng địch thủ chỉ quen một cách trả cầu), sau đó di chuyển vị trí trung tâm của bạn hơi sớm một chút (ngay cả khi đối thủ chưa thực hiện cú đánh) để chờ thực hiện cú đánh chặn. Dám chắc với bạn là địch thủ sẽ "bó tay" và phải thua nếu họ không biết điều chỉnh cách đánh!

    2/ Đánh vào bốn góc sân

    a. Ép đối phương di chuyển càng xa càng tốt, càng nhiều càng tốt: Giả sử đối phương đang ở vị trí trung tâm của họ, cũng là ngay chính giữa sân. Bạn đánh cầu về các góc chính là đã buộc đối phương phải di chuyển quãng cách xa nhất có thể được.

    b. Luôn tìm cách đối phương bật ra khỏi vị trí trung tâm của họ: Đây thực ra chỉ là cách hiểu khác của chiến thuật đánh vào bốn góc. Dĩ nhiên đối phương sẽ tìm cách khôi phục lại vị trí trung tâm của họ càng sớm càng tốt. Do đó duy trì được áp lực khiến đối phương phải liên tục di chuyển từ góc này đến góc kia chính là điều kiện quyết định để bạn có cơ hội đánh cú kết thúc vào phần sân trống của đối phương.

    [​IMG]

    3/ Khai thác đường chéo sân

    Từ góc cuối sân bên này (ví dụ bên phải) đến góc lưới phía bên kia (là bên trái) của cùng một bên sân là quãng đường dài đến 8,47 mét. Nếu bạn thực hiện được một cú trả cầu sâu cuối sân, sau đó đón cú đánh của đối phương và trả về góc lưới bên đối diện, bạn đã ép đối phương phải di chuyển một quãng đường dài nhất có thể được. Sự di chuyển này làm tổn hao rất nhiều thể lực, sớm muộn gì cũng lộ yếu điểm.

    [​IMG]

    4/ Ép đối phương thay đổi hướng chạy liên tục

    - Chiều ngang sân là 6,70 mét. Nếu bạn ép được đối phương chạy qua chạy lại từ góc này đến góc kia thì thực sự đối phương đã di chuyển bao nhiêu mét theo chiều ngang? Hơn 6,70 mét! Chắc chắn là như vậy, vì bao giờ đối phương cũng tìm cách trở về vị trí trung tâm của họ (đâu đó ở khoảng giữa sân cầu) rồi mới bật sang góc trái hay góc phải. Chính vì vậy quãng đường thực sự họ phải di chuyển lớn hơn 6,70 mét nhiều.

    - Trong thực tế nên khai thác tất cả các hướng đánh có thể được và tuỳ theo tình huống trận đấu để đối phương khó phán đoán hướng đánh của mình đồng thời "vắt kiệt" thể lực của họ! Nếu đối phương xoay trở kém ép đổi hướng chạy liên tục sẽ khiến đối phương bị "đứt". Trong trường hợp đối phương có tốc độ di chuyển chậm khai thác các đường cầu chéo góc sân trên-dưới sẽ mang lại nhiều ưu thế cho bạn.

    [​IMG]

    5/ Đánh trở lại vị trí cũ

    - Sự ép đối thủ di chuyển qua lại liên tục tạo nên bên trong đối thủ một quán tính ứng xử nhất định. Họ đánh xong từ góc bên này, quán tính đó giúp họ ngay lập tức trở bộ quay trở về góc bên kia cho dù là bạn chưa đánh cú trả cầu! Chính lúc đó đánh trở lại góc cũ sẽ bất ngờ "hạ" được đối thủ vì sự "lỡ bộ" gần như vô phương sửa chữa được.

    - Chiến thuật này rất hiệu nghiệm khi đánh các vị trí góc cuối sân hai bên. Cũng có thể dùng chiến thuật này cho những cú đánh góc lưới, tuy nhiên sẽ tiếm ẩn yếu tố rủi ro hơn (so với đánh ở góc cuối sân). Vì sao? Nếu bạn có một cú đánh lưới và đối phương lên kịp bạn sẽ tự đặt mình vào một tình huống nguy hiểm. Hơn nữa các cú đánh lưới qua lại thường không giằng dai lâu, tối đa chỉ hai ba lần chạm vợt là sẽ có ... phân thắng bại. Bạn có chắc là mình thắng? Do vậy muốn "điều" đối phương chạy để tiêu hao thể lực, nên khai thác hai góc cuối sân nhiều hơn.

    6/ Đánh cầu vào giữa

    Chú ý rằng, đánh cầu vào góc, đôi khi cũng có mặt trái của nó. Khi đối thủ bị dồn vào góc, cũng chính tại đó họ có góc đánh trả cầu lớn nhất! Hãy hình dung một tình huống khi đối phương bị dồn cầu xuống góc cuối sân bên phải của bạn, họ có hai khả năng đánh trả nguy hiểm nhất:

    - Đập thẳng cầu theo hường tay phải của bạn (đập cầu chữ "I") vì đây là hướng ngắn nhất, nên bạn sẽ ít có thời gian xoay trở nhất. Để đối phó tình huống này bạn phải có xu hướng di chuyển vị trí trung tâm qua phải một chút để sẵn sàng hơn cho việc đón cú đập của đối phương.

    - Một khi bạn đã hơi di chuyển vị trí trung tâm qua phải một chút thì góc lưới trên bên trái của bạn lại trở thành điểm yếu của bạn (vì bạn đã rời xa khu vực đó hơn, thêm nữa đó lại là bên trái tay). Một cú bỏ nhỏ chéo sân tại khu vực đó hoàn toàn có thể làm bạn "vất vả".

    Do đó bất cứ khi nào ở tình huống phòng ngự hay cứu cầu, hãy chú ý các nguyên tắc sau đây:

    - Đưa cầu càng xa tay (xa vị trí đứng của) đối phương càng tốt. Nếu không làm được điều đó hãy cố gắng ...

    - Đưa cầu thật bổng vào vị trí giữa ở cuối sân. Tại vị trí này đối phương có góc đánh trả nhỏ nhất và như vậy bạn có cơ hội củng cố lại khả năng phòng thủ của mình. Điều này cũng được áp dụng cho cả trường hợp bạn muốn thực hiện một cú giao cầu cao và sâu. Hãy giao cầu sâu vào cuối sân, quanh phạm vi vạch giữa sân.
    Tags:
  2. Thiên Long

    Thiên Long
    VĐV Phong Trào

    Chiến thuật đúng siêu phàm và quan trọng là kỹ thuật của bản thân cũng phải nâng cao về thể lực, cổ tay, bước di chuyển để có thể thực hiện được các đường đánh theo đúng ý đồ của mình:D
  3. SPORTS

    SPORTS
    VĐV Chuyên Nghiệp

    Phải áp dụng Tất tần tật, tút tùn tụt nè hehehee.....
  4. butbi1000

    butbi1000
    VĐV Phong Trào

    cũng suy nghĩ như thế, nhưng nếu gặp thằng nào trên cơ nó ép chạy chết luôn. nói chung chiến thuật là thế, nhưng còn phải tập dài dài..... phông cầu nhanh , sâu và chuẩn góc , chặt cầu bén thì mới ép tốt đc, đánh đơn mà chỉ đập ko thì chỉ có die sớm.
    hulo thích bài này.
  5. Thiên Long

    Thiên Long
    VĐV Phong Trào

    Chọn mấy tay ngang cơ và dưới cơ để thực hiện chiến thuật sau đó lại thách đấu chứ lo gì
  6. SPORTS

    SPORTS
    VĐV Chuyên Nghiệp

    còn tùy theo ngày chơi nủa nè heheheee.....( chẳn khỏe, lẻ mệt)

Chia sẻ trang này

Đang tải...